Mua bảo hiểm ô tô nào là tốt nhất? Cần lưu ý gì khi chọn mua? - MuasamXe.com
Banner VPS

Mua bảo hiểm ô tô nào là tốt nhất? Cần lưu ý gì khi chọn mua?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Mua bảo hiểm ô tô nào là tốt nhất? Cần lưu ý gì khi chọn mua? Lựa chọn mức bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính và môi trường đi lại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty bảo hiểm cạnh tranh nhau về giá cả và chất lượng, vì thế hãy “liệu cơm gắp mắm” để phù hợp với túi tiền nhất. Ví dụ, các dòng xe phổ thông như Toyota Corrola Altis, Honda City… nên mua bảo hiểm thân vỏ và bảo hiểm thủy kích. Xe sang như Mercedes hay BMW nên mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận.

Mua bảo hiểm ô tô nào là tốt nhất? Cần lưu ý gì khi chọn mua?

Khi sở hữu xe hơi lần đầu, mua bảo hiểm là một trong những việc làm cần thiết nhất. Bởi, ô tô là tài sản có giá trị lớn, mua bảo hiểm đồng nghĩa rằng sẽ hạn chế được rất nhiều thiệt hại tài chính khi sử dụng. Ví dụ như trộm cắp, đâm đụng hay thậm chí là ngập xe mùa mưa bão…

Hiện nay, bảo hiểm ô tô được chia làm 4 loại chính, gồm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới; bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe.

Trong đó, Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là loại hình mà mọi cá nhân, tổ chức sở hữu xe hơi tại Việt Nam đều phải tham gia theo quy định của pháp luật (ví dụ, mức đóng cho xe Toyota Vios 1.5G là: 437.000 đồng/năm). Với 3 loại hình còn lại, khách hàng hoàn toàn tự nguyện, tùy vào nhu cầu cá nhân để đăng kí mua tại các công ty bảo hiểm.

Mua bảo hiểm ô tô như thế nào là tốt nhất? Cần lưu ý gì khi chọn mua?

Ví dụ, nếu bạn thường xuyên sử dụng xe để chở hàng thì nên lựa chọn mua Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe. Loại bảo hiểm này sẽ “gánh” một phần giá trị hàng hóa bị tổn thất hoặc mất mát khi xe bị: đâm va, lật, đổ, hỏa hoạn, cháy nổ hoặc bão lũ, sụt lở… Chi bảo hiểm sẽ được quy định tại hợp đồng theo thỏa thuận của hai bên.

Đối với Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán thiệt hại về thương tật thân thể hoặc tử vong cho người được bảo hiểm. Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm sẽ được ghi trong hợp đồng theo thỏa thuận hai bên.

Trong khi đó, các dòng xe thông thường thì nên Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, cụ thể là bảo hiểm thân vỏ và ngập nước (thủy kích), xe sang nên mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận. Loại hình bảo hiểm này sẽ “phát sáng” khi chẳng may xe bạn gặp tai nạn, cháy nổ, ngập nước hay điển hình nhất là bị “vặt gương”.

Như vậy, mỗi loại hình bảo hiểm đều phục vụ một nguyện vọng riêng của khách hàng. Nhưng tựu chung lại, chúng đều hướng tới một mục đích chung là giảm thiểu tối đa thiệt hại cho chủ sở hữu. Khi đã xác định được loại hình bảo hiểm cần mua phù hợp với nhu cầu, bạn hãy lưu ý thêm một số tiêu chí sau:

Lựa chọn mức bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính và môi trường đi lại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty bảo hiểm cạnh tranh nhau về giá cả và chất lượng, vì thế hãy “liệu cơm gắp mắm” để phù hợp với túi tiền nhất. Ví dụ, các dòng xe phổ thông như Toyota Corrola Altis, Honda City… nên mua bảo hiểm thân vỏ và bảo hiểm thủy kích. Xe sang như Mercedes hay BMW nên mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận.

Bên cạnh giá cả cũng cần quan tâm đến dịch vụ của công ty bảo hiểm như: thời gian xử lý, bồi thường và giải quyết rủi ro nhanh hay chậm, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp hay không, garage sửa chữa của công ty sử dụng phụ tùng nào, dịch vụ cứu họ 24/24….

Sau khi đã lựa chọn được nhà bảo hiểm, hãy đọc kỹ tài liệu giới thiệu về các điều khoản bảo hiểm. Đừng vì sự dài dòng của các hợp đồng mà ngại đọc, chi nghe người tư vấn giới thiệu. Để tránh thiệt thòi về sau, bạn cần nghiên cứu kỹ các hạng mục như phạm vi bảo hiểm, hạn mức trách nhiệm, các trường hợp loại trừ… Bên cạnh đó, đừng quên đàm phán cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Để khi xảy ra sự cố, xe của bạn luôn được bồi thường nhanh chóng. sửa chửa ở các garage chuyên nghiệp.

Cách tính phí bảo hiểm ô tô

Kể từ ngày 01/05/2015, Bộ tài chính đã có biện pháp quản lý quy mô là cho các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô thống nhất một mức phí bảo hiểm như nhau. Như vậy, biểu phí bảo hiểm loại hình này cũng như biểu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe/ lái xe đều giống nhau. Điều này sẽ yêu cầu các công ty bảo hiểm không còn cạnh tranh phí bảo hiểm như những năm trước đây mà đó là sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ bảo hiểm (bồi thường và chăm sóc khách hàng).

Các công ty này họ điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo thực tế thị trường về mặt bằng phí bảo hiểm từ chạy đua doanh số sang chạy đua về chất lượng dịch vụ, có nghĩa là họ chú trọng công tác giám định và bồi thường và dịch vụ cho khách hàng. Điều này vô hình chung là khách hàng khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm này thì sẽ được phục vụ tốt hơn – nhờ sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ của các công ty bảo hiểm.

Song song đó, để công bằng thì Bộ cũng quy định các công ty bảo hiểm xem xét chính sách giảm phí cho khách hàng. Cụ thể: Nếu khách hàng liên tục tham gia bảo hiểm thì sau từng năm công ty sẽ có các mức giảm 10% năm sau, 20% cho năm sau nữa dựa theo số năm không có tổn thất. Trong trường hợp sau 3 năm không có tổn thất, thì được giảm 25%. Nếu số lượng xe tham gia từ 5 xe trở lên thì giảm 10%.

Ví dụ cách tính phí bảo hiểm vật chất xe ô tô: Chủ xe A có chiếc xe Toyota Fortuner năm SX 2016, giá trị xe 950.000.000 đồng. Phí bảo hiểm vật chất xe trong thời hạn bảo hiểm 1 năm được tính như sau: Phí bảo hiểm vật chất xe = 950.000.000 x 1,3% = 12.350.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT).

nguồn tham khảo https://www.danhgiaxe.com/cac-tieu-chi-de-lua-chon-bao-hiem-o-to-cho-nguoi-mua-xe-lan-dau-26270

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...