Thủy kích là gì? nguyên nhân & những nguy hiểm khi xe có hiện tượng thủy kích - MuasamXe.com
Banner VPS

Thủy kích là gì? nguyên nhân & những nguy hiểm khi xe có hiện tượng thủy kích

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Thủy kích là gì? nguyên nhân & những nguy hiểm khi xe có hiện tượng thủy kích: Việc thủy kích ảnh hưởng nhiều hay ít tới động cơ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như tình trạng hoạt động của động cơ khi có nước tràn vào. Nếu tài xế đang cho xe chạy không tải (khi xe dừng đỗ trong khi vẫn mở máy) thì khi gặp thủy kích, động cơ sẽ ngừng hoạt động và thường sẽ không thể khởi động lại bằng thao tác đề máy thông thường. Đây là trường hợp “nhẹ nhàng” và ít gây tổn hại cho xe nhất.

Thủy kích là gì? nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy kích

Thủy kích là một hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi có chất lỏng tràn vào buồng đốt làm cho xe chết máy. Do chất lỏng rất khó nén (không như hỗn hợp xăng và không khí thông thường) nên piston trong xy lanh không thể đẩy xuống để hoàn thành 1 chu kì khiến động cơ ngừng hoạt động.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy kích? Lí do đầu tiên và dễ xảy ra nhất chính là nước tràn vào hệ thống hút gió động cơ (air intake). Việc lưu thông trên những con phố ngập úng là nguy cơ rất lớn gây ra hiện tượng này, đặc biệt với những mẫu xe với air intake đặt thấp như sedan hay hatchback. Ngoài ra, cũng có thể do nước làm mát động cơ chảy vào buồng đốt, hậu quả của việc đầu gioăng quy-lát (head gasket) bị hư hỏng hoặc nứt vỡ – người ta hay gọi là
Tài xế cần chủ động và tỉnh táo khi tham gia giao thông, tốt nhất là tránh mọi cuộc “bơi lội” khi có thể.

Những nguy hiểm khi xe có hiện tượng thủy kích

Việc thủy kích ảnh hưởng nhiều hay ít tới động cơ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như tình trạng hoạt động của động cơ khi có nước tràn vào. Nếu tài xế đang cho xe chạy không tải (khi xe dừng đỗ trong khi vẫn mở máy) thì khi gặp thủy kích, động cơ sẽ ngừng hoạt động và thường sẽ không thể khởi động lại bằng thao tác đề máy thông thường. Đây là trường hợp “nhẹ nhàng” và ít gây tổn hại cho xe nhất.

Không may nếu thủy kích xảy ra khi vòng tua máy cao, hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tùy thuộc vào độ sâu của nước và vị trí đặt air intake của động cơ, nước có thể tràn vào một hoặc nhiều xy lanh. Có trường hợp chỉ một xy lanh dính nước, xe vẫn có thể chạy được một quãng đường nữa do những xy lanh còn lại vẫn cung cấp đủ công suất cho xe. Nhưng nếu lưu thông ở tốc độ cao, thường máy xe sẽ đột ngột dừng lại.

Hậu quả ở những trường hợp như vậy là cực kì nguy hiểm. Nước khiến piston không thể di chuyển dọc xy lanh nhưng vẫn chịu lực đẩy của trục cam làm cong cần piston, các te và ổ đỡ trục khuỷu bị hư hỏng, thậm chí nặng hơn lốc máy có thể bị nứt vỡ và phải thay mới động cơ hoàn toàn. Chi phí sửa chữa trong những tình huống này là rất lớn, và dù không phải thay động cơ thì nguy hiểm tiềm tàng do hiện tượng gỉ sét xy lanh và các chi tiết máy luôn đe dọa khả năng hoạt động ổn định của chiếc xe, chưa kể ảnh hưởng của nước tới các bộ phận điện.

Giải pháp phòng ngừa

Với khả năng ngập lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại những thành phố lớn, để phòng xa cho những rủi ro này, tốt nhất nên tìm mua loại bảo hiểm có bao gồm gói bảo hiểm thủy kích.  Mức phí cho khoản bảo hiểm phụ này dao động trong khoảng từ 0,3 – 0,5% giá trị xe tùy theo mỗi nhà cung cấp bảo hiểm. Trước khi mua, bạn nên hỏi rõ nhân viên bảo hiểm về điều khoản thủy kích.

Chính vì vậy, tài xế cần chủ động và tỉnh táo khi tham gia giao thông, tốt nhất là tránh mọi cuộc “bơi lội” khi có thể. Đối với những chiếc xe gia đình phổ thông hiện nay, độ cao nước 20-25cm là mức an toàn có thể vượt qua. Trong trường hợp bất khả kháng bắt buộc phải lội nước, duy trì tâm lí bình tĩnh, nhấn đều ga chạy chậm ở số 1, tránh tăng ga đột ngột và dùng côn xe (với xe số sàn).

Hãy cố gắng đề cảnh giác và tắt ngay động cơ khi thấy có dấu hiệu bất thường, giảm thiểu tối đa lượng nước tràn vào động cơ, đặc biệt là không được cố gắng đề máy xe trở lại trừ khi chắc chắn nước đã rút hết khỏi buồng đốt bằng cách tháo bugi và kim phun. Trong những trường hợp “nhẹ nhàng” như vậy thường sẽ quan sát được nước tràn ra khỏi xy lanh và sau đó xe hoạt động bình thường trở lại. Nếu không chắc chắn về tình trạng xe, tốt nhất là tìm mọi cách đẩy xe lên vị trí cao ráo và gọi cứu hộ đến xử lí, tránh việc tràn nước làm hỏng nhiều chi tiết máy khác.

Một số nguyên tắc cơ bản khi lái xe gặp mưa ngập

Khi buộc phải đi qua vùng ngập nước, nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào vì đây là vị trí cao nhất, tránh lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Qua khỏi đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu.

Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên đi qua. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.

Khi đi qua vùng ngập, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.

Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên. Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.

Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay). Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

Bảo hiểm ô tô có bảo hiểm thủy kích không?

Theo em hiểu Thủy Kích chỉ áp dụng vào trường hợp xe đang chạy đi vào vùng lụt ngập …chết máy. Thủy kích chỉ hỗ trơ kéo xe về và kiểm tra và sửa chữa miễn phí các thiệt hại nếu có, tuy nhiên trong phần hợp đồng có nêu rõ sẽ không bồi thường nếu chủ xe đề máy làm hỏng động cơ.  Còn đối với trường hợp không mua dịch vụ thủy kích, đậu xe ở lề đường hoặc dưới hầm đậu xe b..ị lụt hư hại xe thì bảo hiểm có bồi thường hay không?

Bảo hiểm Bảo Việt: Đối với các xe đang đậu trong hầm xe, nếu bị lụt ngập thì bảo hiểm vẫn phải bồi thường các thiệt hại mặc dù không có mua thêm gói thủy kích. Còn đối với các xe đậu ngoài đường thì không bồi thường …. cái này làm em hơi bối rối bởi vì nếu chủ xe đề trong hầm hay thấy ngập thì đậu vào lề thì đâu có gì khác nhau?? việc này sẽ tranh cãi ra sao??

Bảo hiểm Libery: Đối với 1 chiếc xe đang chạy và đi vào vùng nước chết máy, thì bên BH sẽ bồi thưởng như kéo về gara, sữa chữa hư hại nếu có mua thêm gói thủy kích. Còn đối với các xe được hiểu như đang đậu xe ở ngoài đường hay dưới hầm thì vẫn được bồi thường … lý do thiên tai.

nguồn: tổng hợp

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...