Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng? - MuasamXe.com
Banner VPS

Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng? Nhiệm vụ chính của ắc quy là cấp điện cho starter và hệ thống phun nhiên liệu để khởi động. Sau khi máy nổ, máy phát điện sẽ được vận hành để cung cấp điện nạp ắc quy và các thiết bị điện khác.  Ta có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để biết khi nào đã đến thời điểm cần thay ắc quy bằng cách đo điện áp mạch hở và điện áp khởi động của ắc quy.

Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng?

Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng?

Ắc quy là nguồn cung cấp điện chính cho xe ô tô để có thể khởi động, chiếu sáng, phát âm thanh trên suốt hành trình. Do vậy, việc bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên hay thay thế là điều hết sức cần thiết. Khi nào nên kiểm tra hoặc thay thế? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ắc quy có nguy cơ hỏng

1. Động cơ khởi động chậm: Khi bạn cố gắng khởi động xe, động cơ có dấu hiệu quay chậm và kéo dài thời gian nổ máy hơn bình thường.

2. Khởi động nguội khó: Khởi động nguội là lần khởi động đầu tiên trong ngày, nếu như hiện tượng này xảy ra thường xuyên, hãy nên kiểm tra bình ắc quy và sạc đầy.

3. Ánh sáng đèn, còi yếu hơn bình thường: Kiểm tra đèn pha trước, đèn xy – nhan, đèn sương mù, … thêm vào đó là còi xe, nếu có dấu hiệu khác thường, hãy kiểm tra ắc quy ngay lập tức.

4.Mức chất lỏng của acquy thấp: Ắc quy xe thường có cấu tạo trong suốt nên có thể luôn theo dõi mức chất lỏng của ắc quy. Nếu mức chất lỏng dưới mức quy định, hãy kiểm tra ắc quy và hệ thống máy phát điện.

5.Ắc quy bị phù, sưng nở: Do nhiệt độ quá cao trong khoang động cơ gây ra khiến vỏ ắc quy có hiện tượng mau bị phù, sưng nở, làm giảm tuổi thọ của ắc quy, hãy nên thay thế ắc quy ngap lập tức.

6.Ắc quy bị rò rỉ: Hiện tượng này xảy ra khi các cọc (nơi kết nối cáp + và cáp -) bị lỏng, ăn mòn, và bị oxy hóa, điện áp trong bình có thể dễ dàng bị rò rĩ ra bên ngoài thông qua các lớp oxy hóa trên.

7. Đèn cảnh báo taplo: Đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo sẽ hiển thị cảnh báo khi ắc quy đang gặp vấn đề.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ ắc quy

Tuổi thọ ắc quy có thể kéo dài đến 3 năm nhưng hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động hay các tác nhân bên ngoài có bị ảnh hưởng. Tuổi thọ của ắc quy phụ thuộc rất lớn vào thói quen lái xe, cộng với khí hậu khu vực sinh sống, các tác nhân bên ngoài, tình trạng quá nhiệt độ sẽ dễ dàng gây ra khả năng mau làm giảm tuổi thọ của ắc quy:

1.Chuyến đi ngắn: Tuổi thọ của ắc quy sẽ giảm nếu như trong cùng một ngày có quá nhiều chuyến đi ngắn (dưới 20 phút), điều này khiến ắc quy phải hoạt động liên tục mà không có đủ thời gian được nạp đầy.

2.Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao trong khoang động cơ là điều thường xuyên xảy ra, cộng với nhiệt độ bên ngoài vào những màu hè rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy, thậm chí cả khi thời tiết lạnh, cũng có thể rút ngắn thời gian tuổi thọ ắc quy.

Những yếu tố dưới đây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình ắc quy:

Điều kiện thời tiết: Cũng như ắc quy hay pin trên nhiều thiết bị điện tử hay dân dụng khác, ắc quy ô tô bị rút ngắn tuổi thọ rất nhanh nếu thường xuyên bị sấy dưới nắng nóng. Hầu hết ắc quy đều làm việc dựa trên nguyên lý phản ứng hóa học để giải phóng năng lượng nên nhiệt độ cao sẽ tác động tiêu cực đến quá trình này. Chính vì vậy, nếu phải đỗ xe dưới nắng nóng, bạn cần có bạt cách nhiệt che phủ, không chỉ bảo vệ ắc quy mà còn chống bạc màu ở nhiều chi tiết khác của xe.

Thói quen lái xe: Ắc quy ô tô sẽ có tuổi thọ lâu nhất nếu chúng ở trạng thái sạc đầy trước khi sử dụng. Để sạc đầy ắc quy, ô tô cần được vận hành bình thường và liên tục trong thời gian khoảng trên 20 phút (với điều kiện hệ thống sạc không có sự cố). Chính vì vậy, nếu bạn hay di chuyển trên những lộ trình ngắn, thường xuyên phải tắt máy rồi khởi động lại thì ắc quy cũng sẽ bị giảm tuổi thọ. Thật đáng tiếc, tiết kiệm chút xăng khi dừng đèn đỏ lại là thủ phạm rút ngắn cuộc đời của ắc quy.

Điều kiện bảo dưỡng: Bảo dưỡng định kỳ và đúng cách sẽ không chỉ giúp ắc quy hoạt động bình thường mà còn làm tăng tuổi thọ của nó. Đặc biệt với ắc quy cần bổ sung nước, nếu nước trong bình cạn thì các lá cực sẽ tan ra, làm cho ắc quy chết sau vài ngày, thậm chí cả khi được đổ nước trở lại cũng không thể phục hồi. Việc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên còn giúp phát hiện nguy cơ dẫn điện kém do lỏng đầu tiếp xúc, hay sùi đầu cực của bình, khiến bình không được sạc thường xuyên và nguồn điện cung cấp cho các hệ thống trên xe cũng không đảm bảo. Sau khi kiểm tra và bảo dưỡng, bạn cần sử dụng mỡ để bảo vệ các đầu cực, tránh ăn mòn về sau.

Mỗi lái xe cần trang bị cho mình một bộ dây câu bình ắc quy để phòng trường hợp ắc quy yếu và không khởi động được xe (có thể do quên tắt đèn khi đỗ xe trong gara, mải mê giải trí nghe nhạc quá lâu…). Gặp trường hợp này, hãy nhờ một xe có hệ thống điện hoạt động tốt hoặc sử dụng bình ắc quy dự phòng (nếu có). Dùng dây câu đấu các đầu cực của 2 ắc quy trên 2 xe hoặc giữa xe bạn với ắc quy dự phòng (lưu ý là phải đấu âm + âm và dương + dương). Khởi động và khẩn trương mang xe đến gara gần nhất để kiểm tra và xử lý.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...