Vi phạm về tải trọng khi lái xe bị phạt bao nhiêu? - MuasamXe.com
Banner VPS

Vi phạm về tải trọng khi lái xe bị phạt bao nhiêu?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Vi phạm về tải trọng khi lái xe bị phạt bao nhiêu? Tìm hiểu các quy định về xử phạt vi phạm luật giao thông liên quan tới vấn đề chở quá tải trọng cho phép.

Vi phạm về tải trọng khi lái xe bị phạt bao nhiêu?

Vi phạm về tải trọng khi lái xe bị phạt bao nhiêu?

Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Phạt 3.000.000 – 5.000.000

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 01 tháng

– Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. (Sửa đổi theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP Điều 1 khoản 9)

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2014 chương 2 mục 6 – Điều 33 khoản 3 điểm c – Điều 33 khoản 5 điểm b – Điều 33 khoản 6

Điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường từ 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Phạt 2.000.000 – 3.000.000

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô)

– Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. (Sửa đổi theo Điều 1 khoản 9 Nghị định 107/2013/NĐ-CP)

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2014 chương 2 mục 6 – Điều 33 khoản 2 – Điều 33 khoản 5 điểm a

Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

Phạt 3.000.000 – 5.000.000

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.

– Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. (Sửa đổi theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP Điều 1 khoản 9)

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2014 chương 2 mục 6 – Điều 33 khoản 3 điểm b – Điều 33 khoản 5 điểm b – Điều 33 khoản 6

Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng

– Phạt 3.000.000 – 5.000.000

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.

– Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. (Sửa đổi theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP Điều 1 khoản 9)

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2014 chương 2 mục 6 – Điều 33 khoản 3 điểm e – Điều 33 khoản 5 điểm b – Điều 33 khoản 6

Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Phạt 5.000.000 – 7.000.000

– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.

– Buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

– Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (Bổ sung theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP Điều 1 khoản 9)

– Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện, nếu tái phạm hành vi này đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định trong thời hạn 01 tháng. (Điều 33 khoản 6 điểm d Nghị định 107/2015/NĐ-CP)

– Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện, nếu tái phạm hành vi quy định tại này đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông. (Bổ sung theo Nghị định 107/2013/NĐ-CP Điều 1 khoản 9)

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có hiệu lực 01/01/2014 chương 2 mục 6 – Điều 33 khoản 4 – Điều 33 khoản 5 điểm b – Điều 33 khoản 6

Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Phạt 7.000.000- 8.000.000

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 03 tháng.

– Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện, nếu tái phạm hành vi này đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định trong thời hạn 01 tháng.

– Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (Bổ sung từ Nghị định 107/2013/NĐ-CP)

– Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đồng thời là chủ phương tiện, nếu tái phạm hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.(Bổ sung từ Nghị định 107/2013/NĐ-CP)

Nghị định 107/2013/NĐ-CP bổ sung nghị định 171/2013/NĐ-CP – Điều 33 khoản 5 – Điều 33 khoản 6 điểm c – Điều 33 khoản 6 điểm d

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...