Top 10 dấu hiệu stress khi lái xe dễ nhận biết nhất bạn không nên bỏ qua được chia sẻ dưới đây là những lời khuyên để lái xe an toàn mà tài xế nào cũng cần ghi nhớ!
Có nhiều nguyên nhân gây stress khi lái xe và cẳng thẳng cho tài xế, có thể do ảnh hưởng từ những sự việc trước đó như cãi nhau với đồng nghiệp, bạn bè hoặc người lạ.
10 dấu hiệu stress khi lái xe dễ nhận biết nhất
Viện IAM (Institute of Advanced Motorists) Anh quốc kết hợp với tổ chức thiện nguyện độc lập Ben đưa ra danh sách lời khuyên giúp tài xế lái xe an toàn hơn, đặc biệt là nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm trước khi biến thành thảm họa. Có nhiều nguyên nhân gây cẳng thẳng cho lái xe, có thể do ảnh hưởng từ những sự việc trước đó như cãi nhau với đồng nghiệp, bạn bè hoặc người lạ.
Ngoài ra, các triệu chứng ảnh hưởng tới lái xe an toàn có thể bao gồm: mất tập trung, hay quên hoặc đang có tâm trạng, có ý định đua xe, bỗng dưng trầm tính, ăn ít hoặc ăn nhiều hơn thông thường, hút nhiều thuốc, uống nhiều chất cồn hoặc sử dụng ma túy, căng cơ, đau đầu, ốm, ngủ không ngon hoặc mất ngủ… Nếu có những triệu chứng này, IAM và Ben khuyên bạn tham khảo các gợi ý sau đây trước khi ngồi sau vô lăng.Hãy đi bộ một chút hít thở không khí trong lành giúp giảm stress. Việc ngồi quá lâu trong cabin có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Hãy tuân thủ nguyên tắc không lái xe liên tục quá bốn tiếng để giữ tỉnh táo và đảm bảo sức khỏe lái xe.Chờ tới khi bạn bình tĩnh trở lại, đủ khả năng tập trung lái xe tiếp tục hành trình. Bản thân lái xe đã gây căng thẳng, đặc biệt vào giờ cao điểm. Chính vì vậy, nếu bạn đang stress mà tiếp tục lái xe sẽ chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ.Hãy thư giãn đầu óc, thở sâu trước khi ngồi sau vô lăng. Tất nhiên, không tới mức bạn phải ngồi thiền hoặc thực hiện các bài tập về trí não, việc tĩnh tâm sẽ giúp giảm căng thẳng và lo lắng sâu bên trong.Nếu bạn cảm thấy không ổn, chẳng hạn đau đầu hoặc ốm vì căng thẳng, hãy chắc rằng bạn đủ sức khỏe lái xe. Hãy uống nhiều nước ấm và hít thở không khí trong lành giúp bạn cảm thấy tốt hơn.Hãy viết ra danh sách những thứ làm bạn căng thẳng, rồi dành thời gian giải quyết từng việc một. Đôi khi chỉ cần viết ra những thứ khiến bạn lo âu và sắp xếp lại từng thứ cũng khiến bạn cảm thấy đỡ rối hơn.
Liệu căng thẳng có khiến bạn sa đà vào rượu chè hoặc chất gây nghiện? Hãy coi chừng vì sử dụng chất này khi lái xe có thể khiến bạn gặp rắc rối với pháp luật. Nếu rơi vào trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp hơn là ngồi sau vô lăng. Nếu cảm thấy khó ngủ vì căng thẳng, hãy chắc rằng bạn không quá mệt khi lái xe. Lời khuyên cho bạn nếu cảm thấy buồn ngủ khi lái xe, hãy tìm một chỗ ngả lưng an toàn nào đó. Dừng đỗ xe đúng nơi quy định rồi ngủ một giấc dù ngắn nhưng cũng giúp bạn tránh được nguy cơ tai nạn không đáng có.Các nghiên cứu cho thấy gần 20% vụ tai nạn giao liên quan tới tài xế buồn ngủ khi lái xe. Vậy nên hãy chắc chắn rằng nếu buồn ngủ thì không lái xe, y như nguyên tắc đã uống rượu bia thì không lái xe.Hãy nói chuyện với người thân về vấn đề của bạn. Đôi khi, việc tâm sự đó có thể giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục tốt hơn.
Nên làm gì khi phát hiện dấu hiệu stress khi lái xe
Cơn tức giận thể hiện qua cử chỉ thô lỗ, chửi bới, xúc phạm, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, làm thương người khác, hoặc có hành vi lái xe gây nguy hiểm. Nếu bạn rơi vào trường hợp này khi tham gia giao thông, có nhiều cách để tránh gây rắc rối, nhất là khi bạn có lỗi một phần, theo lời khuyên của Richard Gladman, trưởng bộ phận tiêu chuẩn lái xe từ IAM RoadSmart.
Nếu xung đột xảy ra giữa hai bên và bạn cảm thấy mình có lỗi phần nhỏ, hãy bình tình xử lý vấn đề. Hãy cố giải quyết theo hướng làm thỏa mãn bên gây ra va chạm. Nếu vấn đề không nghiêm trọng, hãy để họ tiếp tục lái xe, ngay cả khi bạn cảm thấy không thoải mái về điều đó. Khi sự việc qua đi, bạn sẽ thấy cách giải quyết này là lựa chọn tốt nhất.
Nếu bên kia tỏ ra muốn đối đầu và manh động, hãy tránh tiếp xúc mắt và đừng phản ứng một cách thái quá. Hãy cố nghĩ cho họ để sự việc không ảnh hưởng nhiều tới bạn sau đó. Trường hợp bạn cảm thấy bị đe dọa, hãy gọi cảnh sát hoặc nhà chức trách.Nếu bị người khác tiếp cận và muốn chui hẳn vào trong xe của bạn, hãy lái xe đi nhưng phải thật an toàn. Đừng chạy trốn như trong phim hoặc chạy xe với tâm lý ai đó đang dượt theo bạn. Nếu có người ngồi trên xe bạn dùng điện thoại quay phim, đó sẽ là cách tốt nhất để lưu lại bằng chứng. Hãy ghi lại biển số của xe gây va chạm.
Trong hầu hết trường hợp, đừng mở cửa xe, không mở hết cửa sổ và không khơi mào cuộc tranh cãi. Nếu bạn là người gây ra lỗi, hãy thừa nhận và xin lỗi. Hành động này có thể giảm đáng kể xung đột và hạ nhiệt tình hình. Đừng làm bất cứ điều gì có thể bị hiểu là bạn đang trả đũa họ.
Ngay cả khi bạn không có lỗi thì các cuộc cãi vã cũng chẳng mang lại ích lợi gì. Khi sự việc qua đi, nếu bạn vẫn lái xe trên đường, hãy táp vào lề, xuống xe và hít thở chút không khí nếu bạn vẫn cảm thấy tức giận về điều đó. Còn nếu không, bật radio cũng là cách hay để xả bớt cơn giận.
Vậy điều gì khiến người ngồi sau vô lăng dễ tức giận khi bị va chạm? Richard Gladman cho rằng sự thiếu tiếp xúc trực tiếp gây ra tình trạng này. Không giống như người đi bộ, nếu va vào nhau, họ có thể mỉm cười và nói câu xin lỗi cùng lúc. Mọi việc sẽ nhanh chóng được bỏ qua. Thế nhưng, cũng với con người đó, sự phản ứng sẽ khác hẳn nếu họ ngồi sau vô lăng.
Kết: Hầu như ai trong chúng ta cũng từng trải qua trạng thái căng thẳng tâm lý hay còn gọi là stress. Căng thẳng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, trạng thái tâm lý này sẽ làm giảm khả năng phản xạ và suy đoán tình huống của chúng ta và điều này rất nguy hiểm khi ta đang lái xe. Điều quan trọng là phải nhận ra bạn cảm thấy thế nào và cố gắng thư giãn trước khi lên xe. Vì vậy, để giúp bạn giữ bình tĩnh sau vô lăng thì một tổ chức từ thiện của Cục an toàn đường bộ lớn nhất của Anh Quốc là IAM RoadSmart đã đưa ra một số mẹo để giảm căng thẳng trước khi lái xe.
Theo Zing.vn