Tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định về nhóm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới, trong đó có hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/ 1lít khí thở. Áp dụng mức phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP đối người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện xe ô tô, mô tô, xe gắn máy và xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về nồng độ cồn như sau:
Mức phạt nồng độ cồn vượt quá quy định đối với người điều khiển ô tô, xe máy
Tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định về nhóm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới, trong đó có hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/ 1lít khí thở.
Áp dụng mức phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP đối người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện xe ô tô, mô tô, xe gắn máy và xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về nồng độ cồn như sau:
Đối tượng | Mức độ vi phạm | Hình thức xử lý |
Người điều khiển xe ô tô | I | Phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu Tước QSD GPLX 01-03 tháng Nếu gây TNGT tước 02 – 04 tháng |
II | Phạt tiền từ 7 đến 8 triệu đồng Tước QSD GPLX 04 – 06 tháng | |
III | Phạt tiền từ 16 – 18 triệu Tước QSD GPLX 04 – 06 tháng | |
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy | II | Phạt tiền từ 1 – 2 triệu Tước QSD GPLX 01 – 03 tháng |
III | Phạt tiền từ 3 – 4 triệu Tước QSD GPLX 03 – 05 tháng | |
Người điều khiển xe máy chuyên dùng | I | Phạt tiền từ 400 đến 600 Tước CCBD 01 – 03 tháng Nếu gây TNGT tước CCBD 02 – 04 tháng |
II | Phạt tiền từ 2 – 3 triệu Tước CCBD 01- 03 tháng Nếu gây TNGT tước CCBD 02 – 04 tháng | |
III | Phạt tiền từ 5 – 7 triệu Tước CCBD 02 – 04 tháng |
Mức phạt nồng độ cồn vượt quá quy định đối với người điều khiển ô tô, xe máy
Tại sao lượng cồn không được vượt quá 50mg/100ml?
Thực tế, việc căn cứ vào nồng độ cồn trong máu để ra mức quy định vi phạm an toàn giao thông không là vấn đề mới trên thế giới. Nhiều quốc gia đã áp dụng vấn đề này với các mốc tính và cách tính khác nhau. Cồn (hay còn gọi là rượu) là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh. Nó làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Trong các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn.
Sở dĩ Ủy ban ATGTQG yêu cầu xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50mg/100ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…
Bằng các thực nghiệm khoa học, người ta nhận thấy, chỉ cần nồng độ cồn trong máu đạt 50mg/100ml, người điều khiển phương tiện giao thông đã không còn khả năng điều khiển chính xác một số động tác khi tham giao thông.
Khi nồng độ cồn bắt đầu vượt ngưỡng từ 50mg/100ml trở lên, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bắt đầu xuất hiện do hệ thần kinh bị suy giảm khả năng điều phối chính xác.
Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79mg/100ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần. Và nếu từ 80mg/100ml máu trở lên thì nồng độ cồn này đủ khả năng gây cho người điều khiển phương tiện giao thông mất tầm kiểm soát và có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Uống bao nhiêu cốc bia khi lái xe sẽ bị phạt? Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Một đơn vị này tương đương một ly rượu mạnh (40 độ, 30 ml); một ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); một vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml) Như vậy, mỗi người chỉ được uống từ một đến một lon rưỡi bia trước khi tham gia giao thông để tránh bị phạt. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người.