Bấm để xem nhanh
5 kinh nghiệm lái xe an toàn trong ngày lễ ai cũng nên ghi nhớ! Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành luật giao thông….
5 kinh nghiệm lái xe an toàn trong ngày lễ ai cũng nên ghi nhớ!
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành luật giao thông…. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn lái xe an toàn trong những dịp lễ tết mà bạn nên ghi nhớ!
Không uống rượu bia khi lái xe
Không ai cấm sử dụng rượu bia, nhưng việc đã sử dụng rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia thông. Bởi khi uống rượu vào dù chưa say thật sự, nhưng những phán đoán hầu như không còn được bình thường. Nên dẫn tới việc người uống rượu vào chạy xe với tốc độ khá nhanh mà vẫn cứ thấy chậm; việc nhìn thấy các biển báo, tín hiệu hoặc quan sát trên đường không còn rõ ràng nên có khi xử lý không đúng và có thể gây ra tai nạn.
Một số người uống bia, rượu vào cảm thấy những suy nghĩ, tư duy của mình hoàn toàn tỉnh táo nên tưởng rằng mình không say rượu; nhưng ở bộ phận tiểu não, nơi điều chỉnh chuẩn xác các vận động cơ thể thì đã hoạt động không còn bình thường nên khiến cơ thể lảo đảo, lái xe chạy không thẳng mà lệch trái, lệch phải và nhất là khi gặp sự cố thì không thể xử lý nhanh và chuẩn như lúc bình thường … và thế là tai nạn giao thông xảy ra. Trong các trung tâm đào tạo lái xe ở Nhật Bản, có thiết bị để người bình thường có thể cảm nhận được lúc say rượu bia thì tầm quan sát, phán đoán của mình sẽ thế nào khi lái xe. Chính vì vậy, đã góp phần nâng cao nhận thức của người lái xe đối với việc uống rượu, bia trước và trong khi lái xe.
Tập trung và luôn tỉnh táo khi lái xe
Tài xế ở Việt Nam thường phải làm việc với tần suất rất dày, điều này đặc biệt đúng trong các dịp lễ tết, Không ít lý do vì sức khỏe yếu, khả năng quan sát giảm và phản ứng chậm mà gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc. Vì tính mạng, sự an toàn của mình và những người xung quanh, mỗi tay lái nên lưu ý những điều sau:
Ngủ đủ và sâu giấc trước khi lái xe: “Cách tốt nhất để chống ngủ gật là phải ngủ đủ”. Người lớn cần giấc ngủ sâu trong khoảng thời gian 7 tiếng mỗi ngày. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, có thể coi là thiếu ngủ.
Không chạy xe liên tục quá 4 giờ đồng hồ: Khi mệt mỏi, tự bản thân cơ thể sẽ đòi hỏi được nghỉ ngơi. Sau 2 tiếng chạy xe liên tục, tài xế nên dừng và xuống xe, rồi mới tiếp tục lái. Theo một số chuyên gia về sức khỏe, không nên lái xe liên tục trong 4 giờ đồng hồ. Vì khi đó não bộ đã làm việc quá sức, cơ thể không còn khả năng tập trung. Trong tình huống lái xe một mình, các chuyên gia khuyến cáo khi cảm thấy buồn ngủ, tài xế nên dừng xe, ngủ để lấy lại sức.
Tập một vài động tác đơn giản: Tại mỗi khoảng nghỉ, thay vì tranh thủ uống một chút cà phê hay nước tăng lực, tay lái nên tập một vài động tác giãn cơ đơn giản trong vòng 10-15 phút. Điều này có tác dụng giúp tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế một số bệnh về khớp tay, chân và cổ… Việc tài xế ý thức được sức khỏe của mình là vô cùng quan trọng, những thói quen tốt dần dần sẽ hình thành nên những tay lái tốt hơn.
Giữ nhiệt độ ổn định trên xe: Khi bạn để nhiệt độ quá nóng, sẽ khiến da mặt bị khô, nứt nẻ dẫn đến khó chịu, cảm giác bức bối không thể tập trung lái xe. Nếu quá lạnh cũng sẽ khiến cơ thể khó lưu thông máu, dẫn đến căng thẳng. Luôn giữ nhiệt độ ổn định, phù hợp với thời tiết sẽ rất tốt cho sức khỏe, kết hợp bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể để có thể trạng tốt nhất.
Uống trà hoặc cà phê: Vốn là loại thức uống mang lại sự tỉnh táo khi làm việc, cà phê và trà cũng là một giải pháp chống ngủ gật hữu hiệu. Tuy nhiên, sử dụng liên tục trong hành trình dài có thể làm cơ thể mệt mỏi quá mức, dù không ngủ gật, nhưng lái xe vẫn không thể tập trung dẫn đến tai nạn. Bên cạnh đó, có khá nhiều kinh nghiệm chống buồn ngủ được truyền miệng, như ăn quả chua hoặc ớt, rửa mặt, ngâm chân trong nước lạnh, nhai kẹo cao su… Đây là những biện pháp đơn giản giúp duy trì và lấy lại khả năng tập trung. Nhưng đó chỉ là phương án tạm thời, không giải quyết được triệt để vấn đề thiếu ngủ. Cơn buồn ngủ sẽ nhanh chóng trở lại.
Giữ bình tĩnh là nguyên tắc vàng để lái xe an toàn
Có câu “an toàn là bạn tai nạn là thù”, không ai muốn xảy ra tai nạn cả, nhưng nhiều lúc sự cố chẳng may sảy ra. Một trong những nguyên nhân chính đó là người điều khiển xe không làm chủ được bản thân, bình tĩnh khi lái xe. Bình tĩnh, điềm đạm hay nôn nóng là do bản tính của con người được rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày.
Để giữ được bình tĩnh khi lái xe người lái xe phải biết quan sát và nhìn nhận. Không nên lơ là vì những việc như: Không nên nghe điện thoại khi đang cầm tay lái điều khiển xe. Nếu có ăn uống hãy chọn điểm dừng thích hợp rồi hãy ăn, đừng vừa chạy vừa ăn mà quên mất nhìn gương, tại nạn có thể bất ngờ xảy ra. Rẽ hoặc chuyển làn không xi lan, làm những người đi cùng đường không biết hướng đi của bạn, rất dễ gây tai nạn.
Cố gắng giữ khoảng cách với xe phía trước và phía sau bạn: Với xe phía trước, bạn có thể chủ động giữ khoảng cách an toàn bằng tốc độ của mình. Tuy nhiên, nếu xe phía sau bám sát đuôi xe bạn, họ đang đặt xe bạn vào vị trí không an toàn. Chỉ cần xe bạn phanh gấp là chắc chắn xe bạn sẽ bị đâm từ phía sau. Có thể họ đang muốn vượt hoặc không, nhưng vì an toàn của bạn, hãy nhường đường cho họ vượt qua.
Các cách giữ bình tĩnh khá hiệu quả khi lái xe
Với phương châm chậm an toàn, nếu chẳng may gặp những người điều khiển xe phóng nhanh vượt ẩu hãy bình tĩnh xem họ là người mới, giảm tốc độ của mình lại. Nếu xe phía sau muốn vượt và đã xin vượt bằng xi-nhan, đèn passing hay còi, hãy nhường đường khi cảm thấy làn bên cạnh an toàn. Việc không nhường đường của bạn có thể khiến xe đi sau nghĩ bạn đang trêu tức, và dễ nóng giận hơn. Xe phía sau khi mất bình tĩnh có thể đâm vào đuôi xe bạn, bấm còi liên tục, gây xao nhãng và nguy hiểm cho xe bạn.
Hạn chế bấm còi, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Vì bấm còi nhiều rất dễ làm người khác thiếu kiên nhẫn và mất bình tĩnh. Không uống rượu bia khi mình cầm tay lái. Sử dụng những lời nói văn minh lịch sự, tránh lăng mạ, chửi bởi người khác.
Không nên dùng cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể mang tính khiêu khích người khác như: Giơ nắm đấm, giơ ngón tay, lắc đầu, nhìn chằm chằm. Nếu bạn gặp phải tài xế quá nóng giận và đã sẵn sàng lao vào bạn, hãy giữ khoảng cách để hai người không lao vào nhau, tạo thời gian cho người đó lấy lại bình tĩnh. Không nhìn thẳng vào mắt người đó và cũng cố gắng không sử dụng những lời lẽ lăng mạ, chửi bới.