Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không? - MuasamXe.com
Banner VPS

Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không? Theo đó, CSGT nói bằng lái quốc tế của tài xế Việt kiều không đủ hiệu lực vì anh này không mang theo bằng lái quốc gia cấp, tức bằng lái của Đức. Nhiều người cho rằng, CSGT nói như vậy không đúng vì bằng lái quốc tế cấp theo Công ước Viên phải có giá trị tại Việt Nam vì Việt Nam là thành viên của Công ước Viên.

Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không?

Người nước ngoài có bằng lái xe quốc tế phải mang theo bằng lái xe của quốc gia mang quốc tịch để được điều khiển xe tại Việt Nam. Vài ngày trước, trên mạng xã hội lan truyền video về tranh cãi giữa tài xế và CSGT về việc hiệu lực của bằng lái quốc tế. Theo đó, CSGT nói bằng lái quốc tế của tài xế Việt kiều không đủ hiệu lực vì anh này không mang theo bằng lái quốc gia cấp, tức bằng lái của Đức. Nhiều người cho rằng, CSGT nói như vậy không đúng vì bằng lái quốc tế cấp theo Công ước Viên phải có giá trị tại Việt Nam vì Việt Nam là thành viên của Công ước Viên.4

Lý giải cho việc này, CSGT TP HCM cho biết Luật Việt Nam quy định để học lái xe có bằng lái quốc tế có hiệu lực, tài xế phải xuất trình cả bằng lái quốc gia mang quốc tịch. Ví dụ tài xế trong video người Đức thì phải mang theo bằng lái của Đức cấp. Giới luật sư cũng đồng tình với lý giải này của CSGT TP HCM. Theo Luật sư Đặng Thành Chung (đoàn luật sư thành phố Hà Nội), thông tư 12/2017 của Bộ GTVT về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quy định:

Khoản 10, điều 33 – Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

b) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều này có nghĩa, tài xế Việt kiều Đức nếu có bằng lái xe Đức và đã đổi sang bằng lái tương ứng của Việt Nam thì được lái xe đúng luật. Nhưng nếu chỉ có bằng lái quốc tế thì áp dụng theo điểm b ở trên, tức là theo quy định của Công ước Viên. Trong khi đó Công ước Viên quy định để lái xe hợp lệ trên một nước khác, giấy phép lái xe quốc tế phải được xuất trình cùng với giấy phép lái xe nội địa tương ứng.

Không chỉ Công ước Viên, luật Việt Nam cũng có quy định với nội dung tương tự tại Thông tư 29/2015 về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Thông tư này viết, người có bằng lái quốc tế khi lái xe trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo bằng lái quốc tế và bằng lái xe quốc gia đó.

Như vậy tất cả các quy định quốc tế và Việt Nam đều khẳng định bằng lái xe quốc tế là chưa đủ để lái xe tại Việt Nam, phải có thêm bằng lái tại quốc gia đó.

Thực tế, nhiều người Việt không thể sử dụng bằng lái quốc tế ở nước ngoài. Nhiều người đi Đức, Anh, muốn thuê xe để lái thì không được đồng ý khi xuất trình bằng lái quốc tế. Người cung cấp dịch vụ ở các nước này cho biết chỉ cần bằng lái của Việt Nam là đủ, vì đó đã là bằng lái song ngữ Việt – Anh, dễ hiểu cho người quản lý.

Có bằng quốc tế nhưng bắt buộc phải có thêm cả bằng quốc gia thì mới được tham gia điều khiển phương tiện giao thông.’ “Đây là quy định của Công ước Vienna, người Việt Nam sang các nước cũng thế, ngoài bằng quốc tế thì phải có cả bằng quốc gia cấp thì mới được phép điều khiển phương tiện trong các nước tham gia công ước”, ông Quân nói.

Vụ trưởng nói thêm, bằng quốc tế phải là bằng của các nước tham gia công ước Vienna 1986 thì mới được công nhận. Như Mỹ, Trung Quốc không tham gia Công ước nên không có hiệu lực tại VN và ngược lại. Công ước Vienna 1968 về giao thông đường bộ hiện có 85 quốc gia tham gia. Từ năm 2015, Việt Nam đã cấp GPLX quốc tế cho công dân để sử dụng ở nước ngoài.

Bạn có thể ôn thi GPLX B1, B2 tại ứng dụng Kgo.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...