Vì sao thị trường ô tô Việt Nam 10 năm vẫn dậm chân tại chỗ? - MuasamXe.com
Banner VPS

Vì sao thị trường ô tô Việt Nam 10 năm vẫn dậm chân tại chỗ?

Thị trường ô tô trong năm qua chứng kiến nhiều khó khăn khi nhu cầu thị trường có những sự biến động thất thường so với giai đoạn trước đó. Trong giai đoạn 2011 – 2017, tăng trưởng tiêu thụ xe ô tô của Việt Nam đạt bình quân 7,4%/năm. Số lượng xe tiêu thụ tăng từ 181.545 xe năm 2011 lên mức cao nhất là 350.000 xe năm 2015 và giảm xuống còn 272.750 xe năm 2017.

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Thị trường ô tô Việt Nam: 10 năm dậm chân tại chỗ

Theo Tiến sĩ Khôi, sau hơn 20 năm hưởng ưu đãi của một ngành sản xuất mũi nhọn, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chỉ là một ngành công nghiệp lắp ráp với công việc chính là nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối trên thị trường nội địa.

Công nghệ sản xuất phần lớn mới chỉ là lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu. Dây chuyền sản xuất chủ yếu cho 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn, lắp ráp. Trong toàn bộ linh kiện phụ tùng để sản xuất lắp ráp một chiếc ô tô, chỉ có một số ít phụ tùng đơn giản được sản xuất trong nước (gương, kính, ghế ngồi, ắc quy,…). Tỷ lệ nội địa hoá thấp (khoảng 10% đến 40%, tuỳ theo loại xe).

Vì sao thị trường ô tô Việt Nam 10 năm vẫn dậm chân tại chỗ?Các loại xe tải nhẹ đạt tỷ lệ nội địa hoá cao hơn các loại xe cao cấp do công nghệ sản xuất đơn giản hơn. Với xe tải đến 7 tẩn tương ứng là 70% và 20%; với xe khách từ 10 chỗ tương ứng 90% và 45 – 55%. Tuy nhiên với xe cá nhân đến 9 chỗ mục tiêu nội địa hóa vào năm 2005 là 40% nhưng hiện chỉ đạt bình quân 7 – 10% thậm chí sản phẩm nội địa hóa chỉ là săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính,… trong khi bình quân của ASEAN là 65-70%, với Malaisia là 80 -95%, Thái Lan là 80% và Indonesia là khoảng 60%.

Giá xe ô tô của Việt Nam hiện cao gấp 1,2 đến 1,8 lần giá xe của các nước trong khu vực và trên thế giới tuỳ theo chủng loại. Những nguyên nhân là do giá bộ linh kiện đầu vào cao; chi phí sản xuất cao; thuế cao. Chất lượng xe lắp ráp, sản xuất trong nước mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn không bằng xe nhập khẩu. Các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa sản xuất – lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Thậm chí là chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển khi Việt Nam chỉ mới có khoảng 40 doanh nghiệp FDI và khoảng 30 doanh nghiệp trong nước cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng ô tô quy mô sản xuất nhỏ. Trên thị trường vẫn chưa xuất hiện các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng lớn, có tầm cỡ khu vực và thế giới. Nhìn chung, tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam còn ở mức rất thấp so với khu vực. Trong khi tỉ lệ hộ gia đình sở hữu xe ô tô ở Việt Nam chỉ khoảng 4 – 5%, con số này ở Philipine là 53%, Indonesia là 54% và Malaysia là 93%.

Thị trường ô tô trong năm qua chứng kiến nhiều khó khăn khi nhu cầu thị trường có những sự biến động thất thường so với giai đoạn trước đó. Trong giai đoạn 2011 – 2017, tăng trưởng tiêu thụ xe ô tô của Việt Nam đạt bình quân 7,4%/năm. Số lượng xe tiêu thụ tăng từ 181.545 xe năm 2011 lên mức cao nhất là 350.000 xe năm 2015 và giảm xuống còn 272.750 xe năm 2017.

Năm 2016, thị trường ôtô Việt tiêu thụ được 304.427 xe, tăng 24% so với năm 2015, đây là mức doanh số cao nhất trong vòng 20 năm qua. Năm 2017, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 272.750 xe, giảm 10% so với năm 2016. Các sản phẩm xe du lịch chiếm tỷ trọng 62% (tương đương với 173.485 xe), giảm 9,9% so với năm 2016; các dòng xe tải, xe khách/bus chiếm gần 35% (khoảng 99.082 xe) trong cơ cấu xe bán ra năm 2017.

Cơ cấu tiêu thụ xe của Việt Nam năm 2017, Thaco vẫn dẫn đầu thị trường với doanh số 89.802 xe, chiếm 35,8% thị phần; tiếp đến là Toyota Việt Nam với 59.355 xe, chiếm 23,7% thị phần; các vị trí tiếp theo thuộc về Ford Việt Nam; Honda Việt Nam và GM Việt Nam.

Thị trường ô tô Việt Nam 10 năm tới sẽ tăng mạnh

Cũng theo dự báo của Tiến sĩ Khôi, tăng trưởng sản xuất xe ô tô trong nước đạt bình quân 18,5%/năm trong giai đoạn 2018 – 2025; tăng trưởng trong giai đoạn 2025 – 2035 sẽ đạt bình quân khoảng 13,8%/năm. Sản lượng xe sản xuất dự báo đạt khoảng 531.585 vào năm 2025 và đạt 1.767.000 vào năm 2035.

Cụ thể, tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với sản xuất ô tô theo mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 như sau: Năm 2020, xe đến 9 chỗ đạt 30 – 40%, từ 10 chỗ trở lên đạt 35 – 45%, xe tải đạt 30 – 40%, xe chuyên dụng đạt 25 – 35%. Năm 2025, xe đến 9 chỗ đạt 40 – 45%, từ 10 chỗ trở lên đạt 50 – 60%, xe tải đạt 45 – 55%, xe chuyên dụng đạt 40 – 45%. Năm 2035, xe đến 9 chỗ đạt 55 – 60%, từ 10 chỗ trở lên đạt 75 – 80%, xe tải đạt 70 – 75%, xe chuyên dụng đạt 60 – 70%.

Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu – những khách hàng tiềm năng lớn của dòng xe cá nhân được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong thời gian từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Dự báo, tăng trưởng tiêu thụ xe của Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 22,6%/năm trong giai đoạn 2018 – 2025 và đạt khoảng 18,5%/năm trong giai đoạn 2025 – 2035.

Đến năm 2020, nhu cầu thị trường ô tô trong nước dự báo đạt khoảng 500.000 – 600.000 xe và xu thế ô tô hóa dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt ngưỡng 3.000 USD và tiến tới mức sở hữu bình quân đạt trên 50 xe/1.000 dân thì xu hướng phổ cập ô tô sẽ diễn ra tại Việt Nam và khả năng này dự báo sẽ diễn ra bắt đầu trong giai đoạn từ 2020 đến 2030, do vậy dự báo thị trường đến năm 2025 có thể đạt 750.000 – 800.000 xe và năm 2035 khoảng 1.700.000 – 1.850.000 xe.

Trên cơ sở cân đối cung cầu, dự báo trong giai đoạn 2018 – 2035 nhập khẩu ô tô của Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần, tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 2018 – 2025 sẽ đạt khoảng 13,2%/năm và đạt 68%/năm trong giai đoạn 2025 – 2035. Số lượng nhập khẩu ô tô sẽ đạt 223.885 chiếc vào năm 2025 và đạt 432.252 chiếc vào năm 2035.

5/5 - (1 bình chọn)

Kết: Giá linh kiện đầu vào, thuế,… là những nguyên nhân khiến giá ô tô của Việt Nam cao gấp 1,2-1,8 lần các nước trên thế giới. Đó là phân tích của Tiến sĩ Lê Huy Khôi tại hội thảo ” Phát triển công nghiệp hỗ trợ, kết nối cung cầu phục vụ cho sản xuất và lắp ráp xe ô tô thương mại và chuyên dụng tại Việt Nam” diễn ra sáng 7/6 trong khuôn khổ sự kiện triển lãm quốc tế lần thứ 15 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ (Vietnam AutoExpo 2018).

Có thể bạn quan tâm

Loading...