[Tổng hợp] 10 trường hợp lốp ô tô hỏng thường gặp nhất bác tài cần biết
Banner VPS

[Tổng hợp] 10 trường hợp lốp ô tô hỏng thường gặp nhất bác tài cần biết

Lốp ô tô hỏng làm bạn lo lắng về sự an toàn của mình và gia đình? Những nguyên nhân nào gây nên những sự cố hư hỏng của lốp?

Bài viết dưới đây muasamxe.com đã tổng hợp lại 10 hư hỏng phổ biến nhất của lốp ô tô để bạn tham khảo

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Tổng hợp 10 dạng lốp ô tô hỏng thường gặp nhất hiện nay

Lốp ô tô là bộ phận duy nhất trên xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Vì vậy, việc lốp ô tô hỏng do bị tác động từ bên ngoài thường xuyên xảy ra. Nhiều bác tài bắt buộc phải thay lốp mới dù lốp còn chưa đến thời gian cần thay.

Các dấu hiệu hư hỏng của lốp ô tô thường xuất hiện ở mặt lốp, hông lốp và tanh lốp, như: lốp ô tô bị nứt, lốp ô tô bị rách hay lốp ô tô bị sứt…Cụ thể, dưới đây là 10 trường hợp lốp ô tô hỏng cùng những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hư hỏng này.

Mặt lốp bị cắt do va đập

Hông lốp ô tô bị cắt do va đập
  • Lốp ô tô bị cắt do các ngoại vật sắc nhọn như: đá, mảnh thủy tinh, thanh kim loại, đinh, bu-long…
  • Lốp thường xuyên phải vận hành trên đường xấu, nhiều ổ gà ổ voi, đất đá…
  • Áp suất hơi không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn như hãng sản xuất xe đưa ra

Mòn một bên vai lốp

Lốp ô tô mòn không đều do hệ thống lái và hệ thống treo bị lệch
  • Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hệ thống lái, hệ thống treo bị lệch (trục xe bị cong hoặc các khớp cầu bị hỏng)
  • Hoặc do đảo lốp không đúng thời gian (bạn cần định kỳ đảo lốp sau khi xe chạy 8.000 – 10.000km/lần)

Mòn giữa mặt lốp

  • Lý do hàng đầu dẫn đến hiện tượng này là do áp suất lốp quá cao so với tiêu chuẩn, lúc này chỉ có phần giữa lốp xe tiếp xúc với mặt đường nên bị mài mòn nhanh chóng
  • Ngoài ra, nguyên nhân là do mâm và lốp không đồng bộ (bề rộng mặt lốp lớn hơn bề rộng mâm cho phép). Lúc này hiện tượng lốp ô tô bị xịt, lốp ô tô bị dính đinh rất dễ xảy ra khi xe đang di chuyển.

Mặt lốp bị tách lớp (lốp ô tô bị rách)

  • Mặt gai bị cắt bởi ngoại vật, nước và không khí xâm nhập vào chỗ cắt -> Làm rỉ sét đai thép, mất kết dính mặt gai và các lớp bố bên trong
  • Lốp thường xuyên vận hành trên đường xấu
  • Áp suất hơi không phù hợp không đạt tiêu chuẩn

Mòn hai bên vai lốp

  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hư hỏng này là do áp suất lốp thấp hơn so với tiêu chuẩn (lốp non hơi). Xe chạy bằng 2 cạnh lốp làm mài mòn tại vị trí này, làm tăng lực cản và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
  • Lốp và mâm không đồng bộ, mâm xe quá rộng
  • Không đảo lốp định kỳ

Lốp bị mòn gót mũi

  • Thường xuyên vận hành lốp với áp suất thấp, chạy quá tải
  • Phanh gấp, tăng tốc đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này

Hông lốp ô tô bị cắt do va đập

  • Lốp bị cắt bởi các ngoại vật sắc nhọn: đá sắc cạnh, thép, đinh,…
  • Lốp xe thiếu áp suất hơi hoặc quá áp suất hơi đều làm tăng nguy cơ hư hỏng do bị cắt
Lốp ô to bị nổ do áp suất lốp thấp hơn mức tiêu chuẩn (lốp ô tô non hơi)

Lốp bị hư hỏng chạy thiếu hơi

  • Xe tiếp tục vận hành khi bị thủng, mất hơi
  • Xe chạy thiếu hơi nghiêm trọng trong thời gian dài

Hông lốp bị phù

  • Lốp xe va đập với ngoại vật trên đường hoặc cấn mâm làm đứt gãy sợi khung lốp bên trong
  • Lốp vận hành trong điều kiện áp suất hơi không phù hợp

Cao su hông lốp bị lão hóa (lốp ô tô bị rạn)

  • Lốp xe tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khí ozone, các chất ô nhiễm trong không khí, nước, bụi bẩn…trong thời gian dài sẽ gây lão hóa làm lốp bị rạn, xuất hiện các vết chân chim trên hông lốp.
  • Lốp không hoạt động trong thời gian dài với áp suất hơi không đạt tiêu chuẩn
  • Vận hành trong điều kiện quá tải hoặc áp suất hơi không phù hợp

Những thói quen gây hại làm giảm tuổi thọ lốp nhanh chóng

Tất cả những hư hỏng trên nguyên nhân chủ yếu do thói quen lái xe của các bác tài. Nếu bạn muốn có những chuyến đi an toàn, nâng cao tuổi thọ lốp và tiết kiệm chi phí hãy loại bỏ ngay những thói quen lái xe xấu như:

  • Tăng tốc đột ngột
  • Vào cua gấp
  • Hạn chế phanh gấp
  • Hạn chế đi qua chướng ngại vật
  • Bơm lốp với áp suất quá non hoặc quá căng
  • Quên các hạng mục định kỳ cho lốp như: cân bằng động, đảo lốp, cân chỉnh góc đặt bánh xe

Những thói quen lái xe này sẽ làm lốp ô tô hỏng nhanh chóng. Gây ra những sự cố, rủi ro bất ngờ khi lái xe như lốp ô tô nhanh xuống hơi,  lốp ô tô dính đinh, thủng lốp, nổ lốp nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi phát hiện lốp có các dấu hiệu hư hỏng trên hãy đưa xe đi kiểm tra và có giải pháp xử lý kịp thời. Bạn cũng có thể tự kiểm tra áp suất lốp tại nhà để kịp thời phát hiện lốp ô tô bị xuống hơi, hạn chế lốp ô tô hết hơi gây mất an toàn

>>> Làm sao để biết áp suất lốp ô tô tiêu chuẩn của xe? Xem đầy đủ thông tin tại đây

Để đảm bảo lốp ô tô luôn vận hành ổn định và sớm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng bạn nên đưa xe đến các trung tâm lốp ô tô chuyên nghiệp, uy tín như Atom Auto Services để được kiểm tra toàn diện hệ thống lốp.

Atom Auto Services - Trung tâm dịch vụ lốp ô tô du lịch hàng đầu Hà Nội
Atom Auto Services – Trung tâm dịch vụ lốp ô tô du lịch hàng đầu Hà Nội

Hãy đưa xe đi kiểm tra hệ thống lốp của xe định kỳ, và tiến hành các dịch vụ về lốp ô tô như:

  • Thay lốp ô tô
  • Đảo lốp ô tô
  • Cân bằng động bánh xe
  • Cân chỉnh góc đặt bánh xe
  • Kiểm tra toàn diện lốp (TCS)…
Rate this post

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về hệ thống lốp của xế yêu đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline bên dưới. hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về các trường hợp lốp ô tô hỏng phổ biến hiện nay để có biện pháp xử lý kịp thời. Chúc bạn luôn có những hành trình an toàn cùng “người bạn đồng hành” của mình.

Có thể bạn quan tâm

Loading...