Theo luật giao thông đường bộ 2017 Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng – Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Có thể hiểu khi đèn tín hiệu chuyển từ xanh sang vàng – Nếu người tham gia giao thông đã điều khiển phương tiện đi qua vạch sơn thì có quyền đi tiếp. Còn nếu chưa đi qua vạch sơn thì phải dừng lại.
Ô tô xe máy vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền khi tham gia giao thông?
Nhiều người tham gia giao thông vẫn có tư tưởng “Đèn đỏ dừng”, “Vàng xanh được đi tuốt”. Đó là sai lầm. Tại Điểm 3 Điều 10 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành có ghi rõ: Từ ngày 1.11, Thông tư số 6/2016/TT-BGTVT ra ngày 8/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ đã đưa ra quy chuẩn quy định mới về hệ thống đèn tín hiệu giao thông sẽ chính thức có hiệu lực.
Đối với các lái xe “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” thì mức phạt cho các chủ xe điều khiển xe ô tô là từ 1,2 – 2 triệu đồng theo điểm a, khoản 5, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trong khi đó, người điều khiển xe máy sẽ chịu mức phát từ 300.000 – 400.000 đồng theo điểm c, khoản 4, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ, mức tiền từ 1,2 đến 2 triệu đồng. Theo nghị định 171 đang có hiệu lực, lỗi này bị phạt từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng.
- Người đi môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu vượt đèn vàng bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng. Người đi xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác sẽ bị phạt ở mức phạt 60.000-80.000 đồng.
- Riêng người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng số tiền phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Ngoài ra, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, các lái xe cần phải chú ý phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Hiệu lệnh của đèn tín hiệu; Hiệu lệnh của biển báo hiệu; Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Cũng từ 1.11, nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột km, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan can phòng hộ chính thức có hiệu lực
Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (các tuyến đường đối ngoại).
Hiểu rõ hơn về tín hiệu đèn vàng
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng – Trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Có thể hiểu khi đèn tín hiệu chuyển từ xanh sang vàng – Nếu người tham gia giao thông đã điều khiển phương tiện đi qua vạch sơn thì có quyền đi tiếp. Còn nếu chưa đi qua vạch sơn thì phải dừng lại.
Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Quy định mới nêu rõ, trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Trước đó, từ ngày 1.8.2016, khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã gộp lỗi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” và “khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng” của người điều khiển xe ôtô, mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thành một hành vi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.