Những nguyên nhân khiến động cơ nóng hơn mức độ cho phép & cách xử lý - MuasamXe.com
Banner VPS

Những nguyên nhân khiến động cơ nóng hơn mức độ cho phép & cách xử lý

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Những nguyên nhân khiến động cơ nóng hơn mức độ cho phép & cách xử lý: Do hư hỏng các bộ phận, các chi tiết trong hệ thống làm mát của động cơ. Hệ thống làm mát bị rò rỉ, mất nước làm mát. Nước làm mát có nhiệm vụ thực hiện truyền nhiệt nhanh từ buông đốt nhiên liệu đến môi trường. . Trường hợp gioăng quy lát hỏng sẽ khiến cho khí cháy trong xi lanh sẽ lọt vào hệ thống làm mát, nước của hệ thống làm mát sôi lên làm cho máy nóng. Lái xe có thể phát hiện ra hiện tượng này dễ dàng vì trong nước có sủi bọt và có thể lẫn dầ

Những nguyên nhân động cơ xe ô tô nóng hơn mức nhiệt cho phép

Những nguyên nhân khiến động cơ nóng hơn mức độ cho phép & cách xử lý 1

Trong quá trình sử dung xe ô tô có thể chúng ta sẽ gặp trường hợp nhiệt độ động cơ nóng hơn mưc cho phép.

Nguyên nhân khách quan

Do hư hỏng các bộ phận, các chi tiết trong hệ thống làm mát của động cơ. Hệ thống làm mát bị rò rỉ, mất nước làm mát. Nước làm mát có nhiệm vụ thực hiện truyền nhiệt nhanh từ buông đốt nhiên liệu đến môi trường

Hỏng quạt gió: Quạt gió giúp tăng tốc độ lưu thông của không khí đi qua két tản nhiệt giúp tăng hiệu quả làm mát. Nếu như quạt gió bị hỏng, hiệu quả công tác làm mát sẽ giảm, gây ra hiện tượng nước sôi, nóng máy. Két nước làm mát quá bẩn, Nếu không được vệ sinh thường xuyên, két nước làm mát sẽ bị tắc dẫn đến việc tản nhiệt bị hạn chế.

Bơm nước không hiệu quả: Bơm nước trong hệ thống làm mát có nhiệm vụ luân chuyển nước trong hệ thống làm mát với áp suất và lưu lượng nhất định. Vì một lý do nào đó mà bơm nước không hoạt động hiệu quả thì lưu lượng và áp suất nước trong hệ thống làm mát không đảm bảo và gây ra hiện tượng nóng máy

Van hằng nhiệt bị kẹt: Van hằng nhiệt có nhiệm vụ rút ngắn thời gian chạy ấm máy giúp động cơ đỡ tốn nhiên liệu và bớt hao mòn. Van hằng nhiệt đảm nhận trách nhiệm điều chỉnh lượng nước đi qua két làm mát theo nhiệt độ nước làm mát. . Sau thời gian sử dụng vì một lý do nào đó mà van hằng nhiệt bị kẹt, không mở được đường nước qua két làm mát sẽ khiến cho nhiệt độ động cơ không tản được

Gioăng quy lát hỏng. Trường hợp gioăng quy lát hỏng sẽ khiến cho khí cháy trong xi lanh sẽ lọt vào hệ thống làm mát, nước của hệ thống làm mát sôi lên làm cho máy nóng. Lái xe có thể phát hiện ra hiện tượng này dễ dàng vì trong nước có sủi bọt và có thể lẫn dầ

Nguyên nhân chủ quan

Điều chỉnh động cơ không đúng thông số kỹ thuật. Xe sử dụng bộ chế hòa khí nếu việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí không đúng yêu cầu kỹ thuật với các chế độ hoạt động như không tải, tăng tốc…của xe sẽ khiến cho hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt.

Điều này làm tổn hao công suất động cơ và dẫn đến hiện tượng nóng máy.
Những xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử, hiện tượng nóng máy xảy ra có thể là do hỏng cảm biến, tắc vòi phun, hỏng bộ điều áp, bộ cảm biến hay các đầu nối ống xăng bị hở khiến lượng xăng phun ra không đúng yêu cầu về lưu lượng cũng như áp suất phun.

Những xe sử dụng động cơ Diesel xảy ra hiện tượng nóng máy, khói đen là do việc điều chỉnh bơm cao áp không đúng về thời điểm phun và lưu lượng phun. Trong quá trình sửa chữa không xả hết e (khí) trong hệ thống làm mát

Do sử dụng và vận hành xe không đúng. Những xe chở quá tải (khi lên dốc hoặc gạp nhiệt độ môi trường cao) thường khiến cho hệ thống làm mát nóng sôi. Hệ thống bôi trơn không được chăm sóc đúng như thiếu dầu bôi trơn, dầu bôi trơn đã lão hóa, dùng sai loại dầu bôi trơn…cũng khiến cho động cơ bị nóng.

Cách chăm sóc hợp lý để tránh động cơ quá nhiệt

Việc quan tâm đến hệ thống làm mát sẽ giúp giảm hoặc tránh được những hậu quả, thiệt hại do các sự cố gây ra. Để làm được điều đó, trước tiên bạn phải nhớ làm những việc sau: Tự kiểm tra bình nước phụ và két nước mỗi tháng một lần, hoặc sau mỗi chuyến đi xa về, đề phòng bị rò rỉ, giữ cho két làm mát luôn sạch sẽ. Để két nước không bị ăn mòn và giải nhiệt tốt,

Chú ý kiểm tra các đường ống dẫn nước. Việc bảo đảm tình trạng của ống dẫn luôn ở trạng thái tốt là rất quan trọng. Hãy để ý đến ống to gần nắp két nước và các ống nhỏ ở phía đáy két. Nếu thấy biểu hiện bất thường như có vết nứt hay phù thì phải thay ống mới.

Kiểm tra mức nước làm mát mỗi khi bạn thay dầu máy. Tối thiều hai năm một lần, nên xả toàn bộ nước làm mát cũ và đổ nước mới. Giữ cho bên trong hệ thống luôn sạch sẽ giúp ngăn ngừa bị ăn mòn và đóng cáu cặn. Mỗi lần làm dịch vụ thay dầu máy nên đưa xe vào các gara kiểm tra nhanh hệ thống làm mát.

Xử lý ra sao khi động cơ ô tô quá nóng?

Những nguyên nhân khiến động cơ nóng hơn mức độ cho phép & cách xử lý 2

Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản. Hệ thống làm mát của xe nếu xảy ra sự cố có thể khiến động cơ quá nóng, làm việc không hiệu quả, thậm chí phá hủy xe. Nếu nhận thấy dấu hiệu cỗ máy bắt đầu quá nóng, tài xế nên thực hiện những bước dưới đây theo Wikihow để giúp dừng xe an toàn nhất.

Trường hợp 1: Nếu có thể dừng xe an toàn

Bước 1: Dừng xe: Ngay khi phát hiện ra kim chỉ nhiệt độ động cơ quay tới chữ H (viết tắt của Hot: nóng), tài xế hãy tìm cách lập tức táp vào lề đường để dừng xe an toàn, tắt máy để động cơ nguội. Với những ngày nóng nên tăng cường để ý chỉ dấu nhiệt độ. Nếu nhìn thấy hơi nước bốc lên từ nắp ca-pô phải dừng xe ngay.

Bước 2: Mở mui xe: Mở mui xe để tạo khoảng trống cho hơi nóng động cơ thoát ra ngoài nhanh hơn. Một số xe có chốt ca-pô gần két làm mát nên tài xế cần cẩn thận, lót tay trước khi mở nắp để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Không mở nắp két nước: Điều tối kỵ mà tất cả lái xe cần lưu ý là không được mở nắp két nước ngay bởi lúc này nhiệt độ cao khiến áp lực của nước trong két rất lớn, khi mở nắp có thể khiến nước phun trào ra gây bỏng.

Bước 4: Kiểm tra mực nước làm mát: Sau khi đã chờ cho động cơ và hệ thống làm mát nguội bớt, lúc này hãy mở nắp két nước để kiểm tra. Hầu hết các xe đều có một bình chứa nước để dẫn vào két nước, có thể quan sát bằng mắt thường mực nước có đầy hay không. Nếu xe có bình chứa, hãy đổ đầy lượng dung dịch làm mát, nếu trường hợp khẩn cấp không có dung dịch làm mát có thể thay bằng nước sạch. Nếu xe không có bình chứa, bắt buộc chờ cho hệ thống làm mát nguội hẳn rồi mới mở nắp để thêm dung dịch hoặc nước.

Bước 5: Tìm kiếm vết rò rỉ: Khá nhiều trường hợp xe bị quá nóng do hệ thống làm mát bị rò rỉ ở đường ống, đầu xi-lanh hay các lá mỏng ở két nước do bị đá văng lên… Nếu không thể kiểm tra hay đưa xe tới một cửa hàng sửa chữa gần nhất để thợ kỹ thuật xem xét.

Bước 6: Xác định xem có thể đi tiếp hay không: Nếu xe đơn thuần là bị thiếu nước làm mát và đổ đầy trở lại thì có thể đi tiếp, nhưng nếu xe cạn khô nước mát bằng không xác định được nguyên nhân, tốt nhất hãy gọi cứu hộ. Nhưng nếu không thể gọi bất cứ trợ giúp nào thì phải làm sao?

Trường hợp 2: Bắt buộc phải lái xe tiếp

Nếu phát hiện xe quá nóng nhưng không thể làm gì và bắt buộc phải lái xe tiếp, tài xế nên tuân thủ những bước dưới đây.

Bước 1: Tắt điều hòa: Hệ thống điều hòa làm việc kéo theo động cơ làm việc quá tải dẫn tới nhanh nóng.

Bước 2: Chuyển sang chế độ nóng: Bật chế độ sưởi lên hết cỡ, mở quạt to nhất. Nếu trời nóng, hãy xoay cửa thông gió ra phía cửa sổ, hạ kính để khí nóng thoát bớt ra ngoài. Bởi lẽ, hệ thống này sử dụng sức nóng của động cơ để sưởi ấm không khí trong xe, do đó nếu lượng nhiệt này thoát ra càng nhiều, càng nhanh thì động cơ càng nhanh mát.

Bước 3: Không di chuyển nhiều: Khi đã ở vào tình trạng động cơ nóng, không di chuyển dài như lúc xe bình thường. Thay vào đó, tần suất dừng nghỉ sẽ nhiều hơn.

Bước 4: Tắt động cơ, nhưng không tắt điện: Xoay chìa khóa tắt động cơ nhưng không tắt hẳn hệ thống điện, để bộ sưởi tiếp tục làm việc, sẽ giải phóng nhanh hơn khí nóng ra khỏi động cơ.

Bước 5: Đi ở tốc độ vừa phải: Không đi nhanh, dừng, nhanh, dừng mà đi chậm ở tốc độ vừa phải. Tăng tốc làm tăng tải trọng khiến động cơ càng nhanh nóng.

Bước 6: Sử dụng kỹ xảo: Nếu xe sử dụng quạt tản nhiệt dẫn động thông qua dây đai (thường ở những xe dẫn động cầu sau hoặc dẫn động 4 bánh), hãy thực hiện phương pháp sau khi dừng xe ở đèn đỏ. Đẩy cần số về N hoặc P (số tự động), đạp nhẹ chân ga cho lên vòng tua khoảng 2.000 vòng/phút, giữ chân ga ở ngưỡng đó khoảng một phút. Cách làm này giúp quạt quay nhanh hơn, giải phóng bớt khí nóng. Nhưng với những xe có quạt tản nhiệt điện tử (thường ở xe dẫn động cầu trước) thì phương pháp này không có tác dụng.

Bước 7: nếu có thể hãy đợi khi đường hết đông: Xe đang bị nóng mà di chuyển vào đường đông chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ vì thời gian di chuyển lâu hơn đồng thời không tận dụng được gió mát. Vì thế nếu có thể hãy tấp xe vào lề và đợi tới khi đường hết tắc.

nguồn tổng hợp

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...