Nên mua xe ô tô nhập khẩu hay xe lắp ráp trên thị trường Việt? - MuasamXe.com
Banner VPS

Nên mua xe ô tô nhập khẩu hay xe lắp ráp trên thị trường Việt?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Nên mua xe nhập khẩu hay xe lắp ráp trên thị trường Việt? Vì lượng nội địa hóa này mà sinh ra quan điểm khác nhau về chất lượng giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu. Nhiều người cho rằng xe lắp ráp có chất lượng vật liệu kém hơn, ví như vỏ mỏng hơn, kính chắn gió nhanh mờ, mỏng hơn, vật liệu cách âm kém hay nhựa, cao su nhanh thoái hóa… Đi xe nhập khẩu thì đầm, chắc hơn, êm ái và cách âm tốt hơn nhiều.

Nên mua xe ô tô nhập khẩu hay xe lắp ráp trên thị trường Việt?

Hầu hết người sử dụng ôtô hoặc những người quan tâm, từng có điều kiện đi các dòng xe lắp ráp và nhập khẩu đều nhận thấy có sự khác nhau về vận hành, trong đó phần thắng nghiêng về xe nhập khẩu. Lấy ví dụ như tiếng đóng cửa chắc chắn hơn, khả năng cách âm, độ chính xác của vô-lăng cũng như khả năng cân bằng, không bị vặn vẹo khi di chuyển cũng tốt hơn. Vậy có thực sự xe nhập khẩu chất lượng tốt hơn xe lắp ráp? Trước hết cần hiểu hiện có hai dạng xe lắp ráp cơ bản là CKD và IKD, mỗi kiểu sẽ tạo ra quan điểm khác nhau về chất lượng.

Xe ô tô lắp ráp từ bộ linh kiện hoàn chỉnh: CKD: CKD – Completely Knocked Down là lắp ráp từ bộ linh kiện hoàn chỉnh. Hiểu nôm na là tất cả mọi thứ trên xe đều được nhập từ nước ngoài về Việt Nam sau đó thợ sẽ lắp thành xe hoàn chỉnh. Với kiểu lắp ráp này, tỷ lệ nội địa hóa bằng 0%. Nhưng không có nghĩa là thợ Việt Nam chỉ vặn con ốc, đi dây điện… để thành cái xe hoàn chỉnh. Nhà máy còn phải làm những công việc như hàn, dập, sơn… Đây là phương pháp mà xe lắp ráp tại Việt Nam chắc chắn có chất lượng giống với xe nhập khẩu được lắp tại Thái Lan, Malaysia… hay bất cứ nước nào có chung nguồn nhập linh kiện.

Xe ô tô lắp ráp từ bộ linh kiện không hoàn chỉnh: IKD: IKD – Incompletely Knocked Down là lắp ráp từ bộ linh kiện không hoàn chỉnh, tức một phần linh kiện nhập khẩu, một phần được cung cấp nội địa. Tỷ lệ nội địa hóa mà chúng ta hay nghe chính là xuất phát từ kiểu lắp ráp này. Các hãng xe khi lắp ráp theo dạng IKD có thể sử dụng các nhà cung cấp tại Việt Nam cho thân vỏ, lốp, dây điện, kính, ghế…, bất cứ thứ gì mà trong nước có thể cung cấp và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Vì lượng nội địa hóa này mà sinh ra quan điểm khác nhau về chất lượng giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu.

Nhiều người cho rằng xe lắp ráp có chất lượng vật liệu kém hơn, ví như vỏ mỏng hơn, kính chắn gió nhanh mờ, mỏng hơn, vật liệu cách âm kém hay nhựa, cao su nhanh thoái hóa… Đi xe nhập khẩu thì đầm, chắc hơn, êm ái và cách âm tốt hơn nhiều.

Theo tôi đây chỉ là những cảm quan hình thành bởi tâm lý ưa chuộng hàng nhập khẩu. Lấy ví dụ xe Camry ở Việt Nam có trọng lượng không tải là 1.490-1.505 kg, ở Mỹ là 1.497-1.515 kg, hơn kém nhau không nhiều, có thể do khác biệt trong thiết kế và lượng trang bị. Một người quen của tôi làm trong hãng xe liên doanh cho biết, khi lắp ráp một mẫu xe ở Việt Nam, họ sẽ phải gửi một xe mẫu về hãng mẹ để kiểm tra xem có đáp ứng các yêu cầu về chất lượng hay không, có như vậy mới được phép bán ra thị trường.

Như vậy nếu đã được hãng mẹ đồng ý về chất lượng, thì xe lắp ráp trong nước đâu phải tệ hơn xe nhập khẩu. Chưa kể, nhiều công ty sản xuất linh kiện ở Việt Nam là doanh nghiệp FDI, chủ yếu phục vụ xuất khẩu chứ không cung cấp nhiều cho nội địa. Sau này Trường Hải, Hyundai Thành Công sản xuất xe để xuất đi nước khác thì chất lượng làm sao có thể tệ được?

Nhưng nói đi cũng phải suy lại, không tự dưng mà nhiều người đều cho rằng xe nhập khẩu vận hành tốt hơn xe lắp ráp. Vậy sự sai lệch này đến từ đầu, có phải do trình độ lắp ráp của công nhân, hay hãng cho phép xe ở những thị trường như Việt Nam nằm dưới tiêu chuẩn ở những thị trường khác?

Thị trường xe nhập khẩu 2018: khi chính sách chia rõ hai thái cực!

Đến 2018, mức thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm về 0%, mở ra tiềm năng giảm giá xe đáng kể, nhưng đó chỉ là ảnh hưởng tới xe nhập khẩu. Theo các chuyên gia trong ngành, với xe lắp ráp trong nước (CKD), vốn không chịu ảnh hưởng của thuế nhập khẩu, gần như giá xe sẽ không có nhiều thay đổi.

Xe lắp ráp sẽ chỉ chịu tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế giá trị gia tăng (VAT) và khi bán ra là lệ phí trước bạ, cùng các loại phí liên quan khác. Sang 2018, các loại thuế, phí trên gần như không biến động, ngoại trừ thuế TTĐB với dòng xe dưới 2 lít.

Theo lộ trình, sang 2018, thuế TTĐB với xe 1,5 lít trở xuống sẽ giảm từ 40% về 35%, xe 1,5-2 lít giảm từ 45% về 40%, những xe có dung tích lớn hơn vẫn giữ nguyên. Như vậy, nếu có thay đổi thuế, con số này cũng chỉ giảm 5% TTĐB, do đó mức ảnh hưởng tới giá xe là khá nhỏ.

Giả sử một mẫu xe cỡ B có dung tích khoảng 1,5 lít, mức giá 600 triệu, thuế TTĐB trong 2017 là 40%, sang 2018 giảm xuống 35% thì theo tính toán mức giá sẽ giảm khoảng 3%, tức về ngưỡng 579 triệu, chỉ giảm 21 triệu như bảng phân tích dưới đây.

Chưa kể, đứng trước nguy cơ “vỡ trận” vì xe nhập khẩu tràn vào thị trường, các cơ quan quản lý tăng các loại thuế, phí liên quan như đăng ký, đăng kiểm… khi đó mức giá xe lắp ráp trong nước gần như không giảm. Nhiều khách hàng có nhu cầu mua xe hiện tại mang tâm lý dè chừng, hoãn mua xe oto trong 2017 để chờ đợi những sự thay đổi mang tính bùng nổ về giá trong 2018. Nhưng theo các chuyên gia, viễn cảnh này gần như khó xảy ra, đặc biệt với xe lắp ráp trong nước.

“Nếu muốn mua xe lắp ráp, hãy cứ mua bây giờ, vì giá sẽ không thể giảm sâu”, một chuyên gia phân tích, bác bỏ những dư luận về giảm giá xe lắp ráp trong 2018.  Giá xe lắp ráp sẽ không giảm sâu, đó là chưa kể tới những tác động của chính phủ để giữ cho thị trường tăng trưởng trong mức kiểm soát, tránh phát triển ồ ạt dẫn tới những hệ luỵ về giao thông, xã hội. Bức tranh giá xe giảm sâu vào 2018 khó xảy ra, những đồn đại xung quanh giá xe, nhiều khả năng sẽ chỉ dừng lại ở suy đoán.

nguồn tham khảo Báo VietNamNet

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...