Nên mua động cơ tăng áp hay hút khí tự nhiên? - MuasamXe.com
Banner VPS

Nên mua động cơ tăng áp hay hút khí tự nhiên?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Nên mua động cơ tăng áp hay hút khí tự nhiên? Hệ thống tăng áp turbo (Turbocharger) đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và đã từ rất lâu trên thế giới khi nó được sử dụng rộng rãi ở thập niên 90 trên các dòng xe thể thao Nhật Bản (Supra, Evo…). Các bác đã biết, hệ thống tăng áp turbo nó hoạt động bằng cách tăng lượng không khí nạp vào buồng đốt giúp tăng hiệu suất cho động cơ, nhất là động cơ cỡ nhỏ có dung tích thấp.​

Nên mua động cơ tăng áp hay hút khí tự nhiên?

Động cơ tăng áp và hút khí tự nhiên vẫn là đề tài đang được tranh cãi ở nhiều nơi trên thế giới. Không ít người vẫn luôn đánh giá cao động cơ hút khí tự nhiên nhờ hiệu suất và khả năng phản hồi cực nhanh của nó. Còn với động cơ tăng áp thì đang dần phổ biến hơn vì các quy định khắt khe về tiêu chuẩn khí thải, đặc biệt là ở các nước phát triển. Vậy giữa động cơ tăng áp và hút khí tự nhiên, các bác thích loại nào? Vì sao? ​

Động cơ turbo tăng áp ngày càng phổ biến và không chỉ dành cho những chiếc xe hiệu suất cao nữa. Giờ đây động cơ này trở thành giải pháp lựa chọn cho rất nhiều các phân khúc xe trên thị trường, từ những chiếc bán tải to lớn như Ford F-150 Raptor hay đến những chiếc xe thành phố như Ford EcoSport, Honda Civic turbo.​

Hệ thống tăng áp turbo (Turbocharger) đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và đã từ rất lâu trên thế giới khi nó được sử dụng rộng rãi ở thập niên 90 trên các dòng xe thể thao Nhật Bản (Supra, Evo…). Các bác đã biết, hệ thống tăng áp turbo nó hoạt động bằng cách tăng lượng không khí nạp vào buồng đốt giúp tăng hiệu suất cho động cơ, nhất là động cơ cỡ nhỏ có dung tích thấp.​

Hệ thống tăng áp turbo được vận hành bằng chính dòng khí thải của động cơ làm quay turbine cánh quạt nén bơm không khí vào buồng đốt. Cấu tạo của turbo đơn giản gồm hai bộ phận chính là turbine và bộ nén với hai cánh quạt ở mổi đầu. Khí xả từ động cơ được dẫn tới một quạt (turbine) làm quay trục và xoay quạt thứ hai nén khí đi vào buồng đốt động cơ.

Cũng chính vì không khí bị nén khi đi vào buồng đốt có nhiệt độ rất cao (khoảng 250 – 350 độ F) nên giãn nở đòi hỏi phải lắp bộ giải nhiệt không khí nạp (intercooler) giúp tăng sức nén trong xi lanh khi hỗn hợp nhiên liệu nổ… Intercooler thường được đặt ở vị trí trung gian được đặt giữa turbo và khoang nạp khí. Để đáp ứng được mức công suất cao của động cơ tăng áp, theo em được biết là các bộ phận động cơ tăng áp đã được các nhà sản xuất tăng sức bền vật liệu hơn với các chi tiết như: xupap, trục cam (camshaft), piston, thanh truyền… để đảm bảo cho động cơ được hoạt động bền bỉ.​

Hãng xe lớn như Ford đã đẩy mạnh sản xuất động cơ tăng áp – EcoBoost trong gần một thập kỷ nay. Thậm chí những nhà sản xuất xe vốn trung thành với động cơ hút khí tự nhiên cũng sử dụng tăng áp như Ferrari (V8 3.9L twin-turbo F154CB trên 488 GTB) và Lamborghini (V8 4.0 L twin-turbo trên Urus). Mercedes-Benz, Audi (TFSI), BMW (TwinPower Turbo)gần như các sản phẩm của họ đều lắp động cơ tăng áp. Ngay thời điểm này, động cơ hút khí tự nhiên dường như đã bị lất át bởi động cơ hút khí tự nhiên trên toàn thế giới khi các quy định về thuế, tiết kiệm nhiên liệu, khí thải đang thúc đẩy sự phát triển của động cơ này. Đã từ rất lâu, từ 55 năm trước General Motors (GM) đã lắp bộ turbo tăng áp cho Chevrolet Corvair Monza, xe Đức là Porsche 917/30…​

Nhiều mẫu xe vẫn trung thành với động cơ hút khí tự nhiên và khá quen thuộc tại Việt Nam như dòng xe Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero, ”thánh” Toyota Fortuner hay những dòng xe sang như Lexus LX 570, Infiniti QX 80… Khi Honda bắt đầu sử dụng động cơ 1.5 turbo cho các dòng xe Civic và CR-V mới tại Việt Nam, em thấy rằng nhiều bác bày tỏ sự quan ngại về độ bền của động cơ này so với động cơ hút khí tự nhiên (1.8, 2.0 và 2.4L ở thế hệ cũ). Quan điểm của các bác về động cơ turbo (Turbocharged) so với động cơ hút khí tự nhiên (Naturally Aspirated) như thế nào? Liệu động cơ này thiếu sự bền bỉ nếu so với động cơ hút khí tự nhiên? Rất mong nhận được những bình luận từ các bác.

Nói tóm lại, động cơ tăng áp cho phép đưa nhiều hỗn hợp nhiên liệu đốt hơn vào xylanh, vì thế tạo ra sức mạnh lớn hơn trong mỗi chu kỳ nổ. Điều này cho phép các nhà sản xuất có thể sử dụng động cơ 4 xylanh để tạo ra công suất của một động cơ 6 xylanh và qua đó tiết kiệm lượng nhiên liệu tiêu thụ. Theo tính toán, turbocharge có thể cải thiện hiệu suất của một động cơ thông thường thêm 20%, và vì thế, hiện nay các nhà sản xuất ôtô trên thế giới đang tích cực ứng dụng công nghệ turbo trong động cơ hiện đại. Tuy nhiên, do động cơ tăng áp tạo ra công suất lớn hơn trên một đơn vị dung tích, các chi tiết trong động cơ vì thế cũng cần phải bền hơn để có thể chịu đựng được ứng suất cao hơn.

nguồn tham khảo https://www.otosaigon.com/threads/dong-co-tang-ap-va-hut-khi-tu-nhien-cac-bac-thich-loai-nao.8841057/

4/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Loading...