Một số biện pháp hữu hiệu chống chuột cắn dây điện ô tô - MuasamXe.com
Banner VPS

Một số biện pháp hữu hiệu chống chuột cắn dây điện ô tô

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Một số biện pháp hữu hiệu chống chuột cắn dây điện ô tô: Vấn đề này luôn khiến bất kỳ tài xế nào phải đau đầu bởi dù xe để trong nhà hay ngoài bãi giữ xe đều là môi trường vô cùng thích hợp cho chuột. Chuột có thể vào khoang máy xe ô tô, khi đó loài gặm nhấm này sẽ không tha những vật liệu mềm trong khoang máy như: dây điện, cao su… gây chập điện, chết máy và gây nổ bugi.

Một số biện pháp hữu hiệu chống chuột cắn dây điện ô tô

Chuột vào khoang máy động cơ sẽ cắn phá dây điện, thậm chí, với những ô tô ít sử dụng, chúng có thể làm tổ trong xe… gây chập điện, chết máy, hư hỏng ắc-quy… Với những hư hỏng có thể dễ nhận biết như đứt dây điện đèn, còi, đèn tín hiệu…, chúng ta có thể khắc phục được ngay tại nhà. Nhưng với những hư hỏng không biểu hiện ra bên ngoài, như dây bugi đánh lửa, dây điện nguồn, dây nguồn máy khởi động… có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, rất nguy hiểm.

Một số biện pháp hữu hiệu chống chuột cắn dây điện ô tô

1. Bảo dưỡng ô tô thường xuyên: Mang ô tô đi bảo dưỡng định kỳ, cũng như thường xuyên theo dõi tình trạng khoang động cơ. Nếu xe ít sử dụng, nên thường xuyên khởi động xe để tránh tình trạng chuột vào làm tổ, cũng như nạp lại điện cho ắc-quy.

2. Sử dụng hương thơm đuổi chuột: Mỗi khi dừng xe, để xe qua đêm, lái xe nên mở nắp khoang máy, sau đó treo túi long não vào bất kỳ chỗ nào trong khoang máy (tránh để túi long não tiếp xúc trực tiếp với bề mặt máy, vì rất nóng).:

3. Sử dụng máy đuổi chuột: Máy này hoạt động dựa trên nguyên tắc phát sóng siêu âm ở tần số trong dải 22 – 60kHz, thay đổi liên tục gây ra cảm giác khó chịu và sợ hãi giả tạo, khiến chuột phải bỏ đi. Máy đuổi chuột chạy êm, người bình thường hoàn toàn không nghe thấy âm thanh của máy, sóng siêu âm hoàn toàn an toàn cho người trên xe.

Máy đuổi chuột được thiết kế phù hợp với mọi loại xe ô tô. Lắp đặt rất đơn giản, có thể tự lắp đặt trong vòng 10 phút mà không cần sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật. Máy có công suất thấp và tự bật khi tắt khóa điện, nên rất tiết kiệm điện và không gây hại cho ắc-quy dù nhiều ngày không chạy.

Tác hại của việc chuột làm ổ trong ô tô

Khi cư trú lâu ngày trong xe của bạn , chúng sẽ tha thức ăn, rác kết hợp cùng phân tạo ra mùi hôi đến khó chịu và lọc gió ở khoang động cơ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đồng thời, khi chúng cắn đứt dây điện sẽ khiến những tia lửa điện phát ra gặp xăng chảy từ tuy-ô sẽ gây nguy cơ cháy xe, đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự.

Khi trú ngụ trong khoang máy ô tô, chuột thường cắn phá hệ thống dây điện. Ngoài ra, nếu chúng cắn bình chứa dung dịch làm mát động cơ sẽ dẫn đến nhiệt độ tăng cao khi xe vận hành khiến nhiều bộ phận liên quan bị ảnh hưởng. Chuột cũng có thể cắn dây cua-roa rất nguy hiểm.

Khi bạn mở nắp ca-pô để tiếp nước rửa kính ở cần gạt mưa, mùi hôi từ phân của chuột sẽ bốc ra gây cảm giác khó chịu, đó chính là dấu hiệu đặc trưng nhất. Nhưng không phải ai cũng có thói quen mở nắp ca-pô thường xuyên. Vì vậy, khi vận hành xe, bạn thấy hệ thống còi, đèn có dấu hiệu bất thường (không sáng đèn, còi mất tín hiệu) thì rất có thể dây điện của xe đã bị chuột “xử lý”.

Lưu ý khi chuột cắn dây điện ô tô

Chuột vào làm ổ trong khoang động cơ là hiện tượng khá phổ biến và rất nhiều người gặp phải. Nguy hiểm hơn khi chuột cắn dây diện, dây dẫn nhiên liệu lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cháy xe. Do đó, phòng chuột nghĩa là bạn cũng đang phóng cháy cho chiếc xe của mình.

Theo các chuyên gia sửa chữa, cách đơn giản nhất để phòng chống nguy cơ cháy xe do chuột cắn dây điện là thường xuyên mở nắp capô kiểm tra khoang máy, quan sát và phát hiện mùi xăng sống, mùi phân chuột để kịp thời xử lí. Nhiều chủ xe cẩn trọng còn bọc ống gen kín các đường điện, đường dẫn nhiên liệu để chống chuột cắn. Ngoài ra, bạn cũng không nên để xe ở những chỗ quá rậm rạp, thường xuyên thay đổi chỗ đỗ xe để chuột không chui vào khoang xe làm ổ.

Một số trường hợp dây điện bị cắn sẽ đứt hoàn toàn, biểu hiện ngay ra bên ngoài qua các hiện tượng: xe không nổ được máy, mất đèn, còi không hoạt động… Nhưng đáng lo là hiện tượng dây bị cắn mất phần vỏ nhựa bảo vệ nếu không được bảo dưỡng khắc phục kịp thời thì sẽ rất khó để phát hiện ra. Trong trường hợp này, khi xe khởi động hoặc đi qua đường xóc rất dễ xảy ra hiện tượng chạm mát, chập điện. Hệ thống điện trên xe máy thường nối mát thân (cực âm của bình điện nối ra khung), Xe bị rung khi động cơ làm việc hoặc đi trên đường xóc có thể khiến dây dương hở lõi chạm mát, chập điện xuất hiện. Cường độ dòng tăng cao, lõi dây nóng nên. Tại những nơi có điện trở cao như vị trí tiếp xúc hay mối nối, nhiệt sinh ra nhiều hơn. Nhiệt nóng làm chảy, thậm chí cháy cả vỏ cách điện.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...