Hà Nội cấm xe máy từ năm 2030: Mất gì và được gì? dân đi bằng gì? - MuasamXe.com
Banner VPS

Hà Nội cấm xe máy từ năm 2030: Mất gì và được gì? dân đi bằng gì?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Hà Nội cấm xe máy từ năm 2030: Mất gì và được gì? Đề án đưa ra lộ trình thực hiện các giải pháp trên làm ba giai đoạn gồm: Giai đoạn 2017-2018, tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Giai đoạn 2017-2020, tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Giai đoạn 2017-2030, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành.

Hà Nội cấm xe máy từ năm 2030: Mất gì và được gì?

Ngày 4-7, HĐND TP Hà Nội đã chính thức thông qua “Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030”. Theo đó, Hà Nội sẽ chính thức dừng hoạt động xe máy tại nội thành từ năm 2030.

Đề án đưa ra thực trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm bụi từ giao thông trên địa bàn nội thành Hà Nội hiện nay là rất nghiêm trọng. Cụ thể, toàn Hà Nội hiện có 5,2 triệu xe máy, hơn 485.000 ô tô; chưa tính 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn. Hiện tốc độ tăng trưởng của ô tô trên địa bàn giai đoạn 2011-2016 là 10,2%/năm, của xe máy là 6,7%/năm.

Hà Nội cấm xe máy từ năm 2030: Mất gì và được gì? dân đi bằng gì? 1

Với số lượng phương tiện nêu trên, nếu tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% ô tô, xe máy lưu thông trên đường đô thị với vận tốc 20 km/giờ thì diện tích chiếm dụng vượt 1,34 lần so với năng lực của hệ thống đường đô thị (trong khu vực trung tâm là 3,72 lần). Vì vậy, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô và các cửa ngõ vào Hà Nội ngày càng diễn ra nghiêm trọng.

Bên cạnh đó đề án cũng cho hay tình trạng ô nhiễm môi trường cũng phức tạp, nồng độ các chất ô nhiễm không khí gia tăng. Theo nghiên cứu về chất lượng không khí do Trung tâm Phát triển Sáng Tạo Xanh GreenID thực hiện thì ba tháng đầu năm 2017, số ngày chất lượng không khí ở mức “rất có hại cho sức khỏe” gia tăng so với cùng kỳ năm 2016. Các chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội cũng ở mức cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia, trong đó 70% nguyên nhân là do hoạt động vận tải cơ giới đường bộ.

Đề án đưa ra mục tiêu tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đảm bảo nhu cầu đi lại và môi trường sống của người dân. Theo đó, đề án đưa ra lộ trình phát triển vận tải công cộng như sau: Tại khu vực nội thành, đến năm 2020 đạt 30%-35% nhu cầu đi lại và năm 2030 khoảng 50%-55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.

Bên cạnh đó đề án cũng đưa ra giải pháp quản lý số lượng, chất lượng phương tiện giao thông như giải pháp phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, dừng hoạt động đối với xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030; đề xuất mức phụ thu ô nhiễm môi trường; giải pháp cấm ô tô hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố; quy định hoạt động của taxi ngoại tỉnh, cấp hạn ngạch hoạt động taxi (gồm cả xe Uber, Grab…) trong nội đô. Đặc biệt, đề án đưa ra giải pháp hạn chế ô tô cá nhân bằng cách chủ sở hữu ô tô phải mở tài khoản điện tử, lắp thiết bị phụ trợ để phục vụ quản lý phương tiện.

Đề án đã được sự góp ý của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, người dân. Qua khảo sát gần 15.400 hộ dân tại 30 quận/huyện thì có tới 84% người dân ủng hộ đề án. Có 90,35% người dân ủng hộ hạn chế xe cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy nhưng yêu cầu vận tải công cộng phải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đề án đưa ra lộ trình thực hiện các giải pháp trên làm ba giai đoạn gồm: Giai đoạn 2017-2018, tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Giai đoạn 2017-2020, tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Giai đoạn 2017-2030, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành.

Cấm xe máy ở Hà Nội: mất đi một nét đẹp văn hóa?

Đây là nhận xét của một bài viết được đăng tải trên tờ báo Mỹ CNN trước thông tin Hà Nội sẽ thực hiện kế hoạch cấm xe máy vào năm 2030. Có thể nói, kế hoạch này đang thu hút sự quan tâm rất lớn của giới truyền thông trong và ngoài nước. Theo CNN, xe máy giống như “một nét văn hóa” của Việt Nam. Lien Nguyen, chủ doanh nghiệp “I Love Hue Tour” – một công ty du lịch xe máy dành cho nữ ở ngay trung tâm Hà Nội, cho biết xe máy đã tích hợp và trở thành một nét độc đáo của Hà Nội.

“Thật xúc động vì từng chiếc xe là nét văn hóa của Việt Nam. Cấm xe máy sẽ cứu môi trường của người Việt Nam, nhưng xe ô tô lại quá đắt đỏ và không có nhiều người ở Việt Nam có thể mua xe ô tô”, Lien Nguyen nói trên CNN. Sẽ rẻ hơn rất nhiều để có thể mua một chiếc xe máy. Trong khi các tùy chọn giao thông công cộng lại ít. “Với giao thông công cộng hiện nay, bạn không thể đi xa được hay đi tới những nơi bạn muốn”, Lien Nguyen nói.

Hà Nội cấm xe máy từ năm 2030: Mất gì và được gì? dân đi bằng gì? 2

Hà Nội cam kết tới năm 2030 giao thông công cộng sẽ được cải thiện tốt hơn, và cũng đưa ra một số giờ hạn chế đi xe máy cũng như tính phí xe máy trong những năm tới. Tuy nhiên, theo CNN, đây là một lộ trình dài. Hiện tại, thành phố hầu như chưa thể bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng giao thông nhanh chóng. Là một thành phố tắc nghẽn về giao thông, xe máy vẫn tiếp tục là phương tiện hàng đầu của nhiều người. Thế nhưng cảnh ùn tắc trên những con đường dường như vẫn tràn ngập bởi các cư dân của Hà Nội.

“Từ bên ngoài bạn có thể nhìn thấy đó chỉ là sự hỗn loạn, nhưng thực tế có những quy tắc khi bạn lái một chiếc xe máy ở Hà Nội. Vì thế một khi bạn biết điều đó thì sẽ không có vấn đề gì. Bạn chỉ như thả một giọt nước vào trong một dòng sông lớn”, Javier Puiga Saura, một nhà ngoại giao Tây Ban Nha nói trên CNN.

Đáng chú ý, ông Javier Puiga Saura còn cảm nhận thấy, xe máy như sự lột tả cuộc sống của người dân nơi đây. “Ở Hà Nội, bạn có thể nhìn thấy đời sống diễn ra trên một chiếc xe máy. Người dân có thể ngủ trên xe, mang theo bất cứ thứ gì trên xe, thể hiện tình yêu trên xe, và làm bất cứ thứ gì trên một chiếc xe”, Javier Puiga Saura nói.

Xét trên bình diện thế giới, Hà Nội không phải là thành phố đầu tiên đưa ra các kế hoạch cấm xe máy. Đến nay đã có hơn 30 thành phố ở Trung Quốc, bao gồm có Bắc Kinh, đã ra lệnh cấm hoặc hạn chế xe máy hoạt động từ hơn 15 năm qua. Tuy nhiên, theo CNN, ở Hà Nội xe máy rõ ràng không chỉ là phương tiện đi lại. Các giải pháp chống ùn tắc giao thông, gồm cả lệnh cấm xe máy, có thể sẽ không giữ được một nét đặc sắc của các cư dân nơi đây.

nguồn www.24h.com.vn, thoibaotaichinhvietnam.vn link gốc http://www.24h.com.vn/xe-may-xe-dap/ha-noi-cam-xe-may-tiec-cho-mot-net-van-hoa-c748a887922.html

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...