Đâu là lý do Bộ Tài Chính quyết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải? - MuasamXe.com
Banner VPS

Đâu là lý do Bộ Tài Chính quyết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Đâu là lý do Bộ Tài Chính quyết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải? Thuế tiêu thụ đặc biệt của xe bán tải sẽ tăng lên, đồng nghĩa nguy cơ giá của loại phương tiện này bị “đội” theo do đây là loại thuế gián thu, có ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng.Do đó, trước đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính, nhiều ý kiến đề nghị không tăng thuế TTĐB đối với xe bán tải vì thực tế xe bản tải sử dụng nhiều vào mục đích kinh doanh (không phải sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân).Trước các ý kiến phản hồi của các bộ ngành về việc áp dụng mức thuế mới cho xe bán tải và ô tô dưới 9 chỗ ngồi sản xuất trong nước, vừa qua Bộ Tài chính đã có giải trình cụ thể về vấn đề này

Đề xuất tăng thuế bị phản đối

Tháng 8 năm ngoái, Bộ Tài chính đã có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng. Theo đó, mức thuế áp với ô tô bán tải bằng 60% của xe con cùng dung tích và sẽ lên tới mức cao nhất là 54% tổng giá trị. Trong khi đó, theo quy định hiện tại, mức thuế với dòng xe này đang dao động trong khoảng 15 – 25% tùy dung tích xilanh. Loại xe này chủ yếu có dung tích xilanh khoảng 2.000-3.000 cm3 nên nếu thuế suất của xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống là 55% thì mức thuế với xe bán tải là 33%.

giá xe hơi, giá xe hơi 2018, thuế ô tô, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá xe 2018, xe bán tảiThuế tiêu thụ đặc biệt của xe bán tải sẽ tăng lên, đồng nghĩa nguy cơ giá của loại phương tiện này bị “đội” theo do đây là loại thuế gián thu, có ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng.Do đó, trước đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính, nhiều ý kiến đề nghị không tăng thuế TTĐB đối với xe bán tải vì thực tế xe bản tải sử dụng nhiều vào mục đích kinh doanh (không phải sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân).Trước các ý kiến phản hồi của các bộ ngành về việc áp dụng mức thuế mới cho xe bán tải và ô tô dưới 9 chỗ ngồi sản xuất trong nước, vừa qua Bộ Tài chính đã có giải trình cụ thể về vấn đề này.

Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng, xe bán tải có kích thước lớn, tiêu tốn nhiên liệu hơn xe du lịch song do mức thuế TTĐB thấp, thiết kế và trang thiết bị tiện nghi không kém hơn xe du lịch nên càng ngày càng được ưa chuộng, được lựa chọn thay thế cho tiêu dùng xe du lịch.

Do đó, để góp phần định hướng tiêu dùng loại xe vừa chở người vừa chở hàng và phù hợp với mục đích sử dụng loại xe này, vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 133/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình nhập khẩu ô tô. Trong đó, Phó thủ tướng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá lại mức thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với xe ô tô bán tả để đề xuất báo cáo Chính phủ và Quốc hội kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và mục đích sử dụng loại xe này.

Vì vậy, để bảo đảm định hướng tiêu dùng dòng xe này phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo Luật. Thực tế, mức thuế suất đề tăng thuế đối với xe bán tải của Bộ Tài chính thấp hơn so với đề nghị hồi tháng 6 của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ này muốn thuế tiêu thụ đặc biệt với xe vừa chở người vừa chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1,5 tấn và có 5 chỗ ngồi trở xuống như ôtô con dưới 9 chỗ ngồi.Trước đó năm 2015, Bộ Tài chính cũng từng đề xuất áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 60% so với mức thuế áp dụng cho xe từ 9 chỗ trở xuống có cùng dung tích xi-lanh. Tuy nhiên, sau đó đề xuất này không được chấp thuận.

Giữ nguyên mức thuế với ô tô dưới 9 chỗ

Về giá tính thuế TTĐB đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, trước đề xuất “giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước” của Bộ Tài chính, nhiều ý kiến đề nghị không sửa quy định giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng xe ô tô này.

Những phân tích này cho rằng, việc sửa đổi giảm thuế sẽ dẫn đến phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, vi phạm cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.Về ý kiến trên, Bộ Tài chính thừa nhận phương án này chưa phù hợp với các quy tắc đối xử quốc gia tại Hiệp định GATT.

Cụ thể, điều III khoản 1 quy định các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy định định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được thực hiện theo quy định hiện hành.Theo đó, giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra, không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.

Theo TheLeader

Tags: giá xe hơi, giá xe hơi 2018, thuế ô tô, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá xe 2018, ford ranger 2018, xe bán tải

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...