Các loại thuế & chi phí cho ô tô phải chịu từ nhập khẩu đến lăn bánh tại Việt Nam - MuasamXe.com
Banner VPS

Các loại thuế & chi phí cho ô tô phải chịu từ nhập khẩu đến lăn bánh tại Việt Nam

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Các loại thuế & chi phí cho ô tô từ lúc nhập khẩu đến lăn bánh tại Việt Nam: Gánh quá nhiều thuế, phí như vậy, nên đi chiếc xe 1 – 2 tỉ đồng ở VN chưa chắc đã phải xe sang. Chỉ là xe đắt mà thôi. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 3 đã lên mức cao nhất từ đầu năm đến nay, khoảng 3.676 chiếc với trị giá h  ơn 84,6 triệu USD, chiếm đến 87% lượng xe nhập khẩu vào VN trong quý 1/2018 (4.217 chiếc, trị giá hơn 118,4 triệu USD)

Các loại thuế & chi phí cho ô tô phải chịu từ lúc nhập khẩu đến lăn bánh tại Việt Nam

Cùng một dòng xe, giá thành bán ở thị trường VN cao hơn nước ngoài gấp 3 – 4 lần so với nước ngoài.  Ví dụ một chiếc ở nước ngoài 20.000 USD, nhập về VN giá có thể lên đến 60.000  USD, thậm chí cao hơn. Vậy ô tô đang gánh các loại thuế, phí gì?Ông Hòa – chủ cửa hàng chuyên nhập khẩu dòng xe cao cấp của Toyota trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho biết mỗi chiếc ô tô hiện phải đóng thuế nhập khẩu (với xe nhập),

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt từ 5 – 150%,
  • Thuế giá trị gia tăng 10%,
  • Phí trước bạ 10 – 15% tùy theo tỉnh thành,
  • Phí cấp biển số xe (từ 2 – 20 triệu đồng),
  • Phí đăng kiểm xe hằng năm,
  • Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật,
  • Phí sử dụng đường bộ,
  • Phí bảo trì đường bộ,
  • Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
  • Phí xăng dầu…

Gánh quá nhiều thuế, phí như vậy, nên đi chiếc xe 1 – 2 tỉ đồng ở VN chưa chắc đã phải xe sang. Chỉ là xe đắt mà thôi.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 3 đã lên mức cao nhất từ đầu năm đến nay, khoảng 3.676 chiếc với trị giá hơn 84,6 triệu USD, chiếm đến 87% lượng xe nhập khẩu vào VN trong quý 1/2018 (4.217 chiếc, trị giá hơn 118,4 triệu USD). Trong đó lượng xe nhập nhiều nhất đến từ thị trường Thái Lan với 3.470 chiếc, trị giá 73,17 triệu USD, rồi đến Nga 305 chiếc, Trung Quốc 180 chiếc, Nhật 56 chiếc, Hàn Quốc 43 chiếc và Mỹ 39 chiếc…

Thông tin mới nhất là đến hết năm 2019, trong nghị trình Quốc hội chưa có nội dung dự án luật Thuế tài sản. Việc Bộ Tài chính gửi xin ý kiến rộng rãi về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế tài sản là thực hiện theo quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thông tin trên cũng gây xáo động thị trường xe hơi. Theo các chuyên gia, nếu áp dụng thuế tài sản với ô tô sẽ làm thị trường xe cạnh tranh không bình đẳng. Người Việt sẽ phải mua đắt hơn với dòng xe không sang. Nhu cầu đổ vào dòng xe giá thấp nhưng tiêu thụ nhiều thì giá có thể sẽ không còn giảm nữa.

Giá xe ô tô ở Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?

Giá xe ở Việt Nam so với các nước châu Âu hay châu Úc cũng chịu cảnh đắt gấp đôi. Dù Fiesta tại Việt Nam hay tại Đức hoặc Australia đều là xe nhập khẩu, nhưng người Đức chỉ phải chi hơn 13.000 USD, người Australia trả gần 12.000 USD là có thể sở hữu mẫu xe nhỏ của Ford. Rẻ hơn đúng một nửa so với mức giá 25.389 USD mà người Việt phải chi để “rước” được Ford Fiesta về nhà.

Gần gũi hơn, hãy nhìn sang các nước nằm trong khu vực ASEAN là Thái Lan và Indonesia. Tại Indonesia, từ 8 năm trước, Chính phủ nước này đã lên kế hoạch phát triển xe cỡ nhỏ, giá rẻ. Xe giá rẻ được quy định rõ có giá từ 4.400 USD đến 7.400 USD, tiêu thụ nhiên liệu tối đa 5 lít/100 km. Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là 60%. Mục tiêu của Indonesia là để người dân có mức thu nhập từ trung bình có cơ hội sở hữu xe hơi, đồng thời tăng sản lượng, phát triển công nghiệp ôtô.

Kết quả là đến nay, 1 loạt các mẫu xe giá rẻ đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Tầng lớp bình dân ở Indonesia giờ có thể dễ dàng mua 1 chiếc xe giá dưới 10.000 USD với động cơ 1.0L như Mitsubishi Mirage, Daihatsu Ayla, Honda Brio Satya… Ở Việt Nam thì không chuyện đó.

Tại Việt Nam, chiếc Suzuki Swift lắp ráp trong nước có giá bán 609 triệu đồng, nhưng tại Thái Lan giá bán ra chỉ có 600.000 Bath – tức gần 400 triệu đồng. Cùng có nhà máy và lắp ráp trong nước nhưng giá xe ở Việt Nam lại cao gấp 1,5 lần Thái Lan (trường hợp cụ thể là mẫu Swift của Suzuki), điều này chứng tỏ một chiếc xe tại Việt Nam phải gánh quá nhiều loại thuế – phí nên giá xe mới cao hơn hẳn.

Như vậy là dù thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn 2.000 USD/năm, vẫn thuộc diện nước nghèo, thế nhưng Việt Nam lại đang là quốc gia có giá xe hơi thuộc vào loại đắt nhất thế giới, gấp 2 đến 3 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...