Top 7 tính năng công nghệ ô tô đột phá nhất năm 2018 bao gồm: Trợ lý ảo thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Công nghệ kiểm soát khí thải trên động cơ diesel, Công nghệ xe tự lái cấp độ 2, Hệ truyền động điện, Công nghệ tự động tránh tai nạn, Công nghệ đỗ xe tự động, Công nghệ giao tiếp trên xe hơi, Công nghệ lái bán tự động là những trang bị và tính năng mới trong ngành công nghệ ô tô nổi bật nhất năm 2018
Bấm để xem nhanh
Có rất nhiều tính năng và công nghệ ô tô mới trong năm 2018 rất đáng quan tâm, hãy cùng Muasamxe tìm hiểu những công nghệ rất hữu ích đó cho việc lái xe của bạn.
Dù chưa phổ biến nhưng công nghệ bán tự lái đang dần xuất hiện trên một số dòng xe. Ví dụ như chiếc Cadillac CT6, được trang bị một tính năng gọi là Super Cruise, kết hợp hệ thống ga tự động thích ứng, phát hiện điểm mù, hỗ trợ giữ làn và phanh tự động khẩn cấp cùng hàng loạt các cảm biến để giúp người lái hoàn toàn có thể rời tay và chân khỏi hệ thống điều khiển xe trong khi xe vẫn có thể giữ tốc độ người lái đặt trước, di chuyển đúng làn đường và giữ khoảng cách với phương tiện phía trước. Một camera gắn trên vô lăng cũng giúp hệ thống đảm bảo rằng người lái không ngủ quên hay quá bất cẩn ở chế độ lái bán tự động này.
Công nghệ giao tiếp trên xe hơi
V2V (Vehicle-to-vehicle) và V2I (vehicle-to-infrastructure) là loại công nghệ giao tiếp cho phép phương tiện có thể trò truyện với nhau, hoặc người với các phương tiện cũng như phương tiện với cơ sở hạ tầng xung quanh.
V2V hoạt động nhờ sử dụng các tín hiệu không dây để trao đổi thông tin về hướng đi, tốc độ, vị trí… giữa các xe. Nhờ vậy mà các phương tiện có thể giữ khoảng cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ va chạm. Trong khi đó, V2I cho phép phương tiện có thể giao tiếp với cơ sở hạ tầng như đèn tín hiệu hay hệ thống biển báo, tiếp nhận thông tin từ hệ thống quản lý về lưu lượng giao thông, tình trạng tắc đường… giúp người lái lựa chọn tuyến đường đi thuận tiện nhất tại mỗi thời điểm.
Công nghệ đỗ xe tự động
Cũng như công nghệ quan sát đêm, nhiều hãng xe sang tích hợp công nghệ hỗ trợ đỗ xe tự động làm tăng giá trị cho sản phẩm của mình.
Công nghệ này được ứng dụng trên một số mẫu xe phổ thông như Ford Focus hiện nay. Sử dụng camera lùi và các cảm biến ở thân xe, công nghệ này báo cho người lái khoảng trống có thể đỗ xe và khi đó, người lái chỉ cần sử dụng chân phanh, chân ga và chuyển số theo hướng dẫn của xe mà không cần phải đánh lái. Lái xe cần bấm nút khởi động hệ thống này trước khoảng trống để cảm biến của xe dò tìm và thông báo phát hiện chỗ đỗ nếu khoảng trống trống gấp tối thiểu 1,4 lần thân xe.
Công nghệ tự động tránh tai nạn
Lexus LS và Volvo XC60 là 2 mẫu xe xứng đáng được vinh danh ở hạng mục này. Về cơ bản, cả 2 hệ thống đều sử dụng các cảm biến để tính toán khả năng xảy ra va chạm, tự động áp lực phanh và đánh lái để tránh vật cản. Trong khi Lexus chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ đánh lái và phanh để tránh tai nạn, Volvo đã đi xa hơn với hệ thống hỗ trợ phanh một phần, hỗ trợ đánh lái, đồng thời giúp người lái dễ dàng quay trở về làn cũ sau khi tránh.
Hệ truyền động điện
Hệ thống hybrid trên các ô tô đời mới sẽ tích hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện. Một bộ điều khiển sẽ quyết định khi nào động cơ đốt trong hoạt động, khi nào động cơ điện hoạt động và khi nào cả hai cùng hoạt động.
Ví dụ một lợi ích rõ ràng của xe lai ở điều kiện đường sá Việt Nam là: khi gặp đèn đỏ, hay khi kẹt xe, trên xe lai, không có động cơ nào hoạt động do đó không mất mát công suất vô ích. Những quy định khí thải nghiêm ngặt buộc các hãng sản xuất phải đưa công nghệ “xanh” lên các mẫu xe của mình và hệ truyền động điện được kỳ vọng sẽ trở thành xu thế của ngành công nghiệp trong thời gian tới. Không muốn nằm ngoài “cuộc chơi”, những hãng xe như Porsche, Toyota, Hyundai… đều đã công bố kế hoạch “điện hóa” dòng sản phẩm tương lai.
Công nghệ xe tự lái cấp độ 2
Vừa qua, tập đoàn công nghệ Robert Bosch GmbH vừa thông báo họ sẽ kết hợp với hãng xe Maserati trang bị hệ thống tự lái cấp độ 2 (SEA 2) trên những dòng xe Maserati mới. Theo đó, hệ thống tự lái mới Bosch Highway Assist sẽ được lắp đặt trên 3 dòng xe của Maserati sản xuất năm 2018 gồm: Ghibli, Levante and Quattroporte. Hệ thống này là sự kết hợp các chức năng ACC Stop & Go và Lane Centering để điều khiển tốc độ, gia tốc và phanh của xe. Nhờ sự kết hợp thông minh của hai chức năng công nghệ Bosch cho những xe trang bị hệ thống này đạt cấp độ tự lái mức 2 (SAE cấp 2) trong điều kiện giao thông thực tế trên đường cao tốc.
Công nghệ kiểm soát khí thải trên động cơ diesel
Mới đây, tập đoàn công nghệ Bosch vừa tổ chức buổi họp báo để giới thiệu một công nghệ mới liên quan đến kiểm soát khí thải trên xe hơi, đặc biệt là xe dùng động cơ đốt trong nhiên liệu diesel. Theo đó, công nghệ mới này của Bosch có thể giảm đáng kể lượng khí thải nitơ oxit (NOx) trong mọi điều kiện lái xe. Theo nhà sản xuất, hai yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm phát thải NOx trong các phương tiện sử dụng động cơ diesel gồm: phong cách lái xe và nhiệt độ khí thải.
Nguyên lý hoạt công nghệ giảm thiểu khí thải của Bosch bao gồm tối ưu công nghệ turbo, phun nhiên liệu, hệ thống giải nhiệt khí nạp, và đặc biệt là hệ thống xử lý khí xả. Một bộ phận tăng áp RDE được tối ưu hoá giúp phản ứng nhanh hơn các bộ tăng áp thông thường, có thể kiểm soát tuần hoàn khí thải áp suất cao và thấp. Đây là phương pháp kiểm soát phong cách lái xe của Bosch.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến phát thải NOx là nhiệt độ. Để đảm bảo chuyển đổi NOx tối ưu, khí thải phải nóng hơn 200 độ C. Tuy nhiên, khi lái xe đô thị đông đúc, xe thường xuyên không đạt đến nhiệt độ này. Do đó, Bosch đã sử dụng hệ thống quản lý nhiệt độ tinh vi cho động cơ diesel. Điều này cho phép xe chủ động điều chỉnh nhiệt độ khí thải, do đó đảm bảo rằng hệ thống ống xả vẫn đủ nóng để hoạt động trong phạm vi nhiệt độ ổn định và lượng khí thải vẫn ở mức thấp.
Trợ lý ảo thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Trong khuôn khổ Triển lãm công nghệ điện tử tiêu dùng CES 2018 diễn ra hồi đầu năm tại Mỹ, Tập đoàn Bosch tuyên bố đã phát triển thành công hệ thống trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói của riêng mình với nhiều cải tiến vượt trội so với tính năng trợ lý ảo đã từng được các hãng công nghệ giới thiệu Siri của Apple, Cortana của Mircosoft, Google Now của Google hay Alexa của Amazon v.v..
Nhờ ứng dụng trí thông minh nhân tạo AI, trợ lý ảo của Bosch có những điểm vượt trội rõ rệt như: hệ thống hiểu và nói được 30 ngôn ngữ khác nhau và nói tổng cộng 44 giọng nữ và 9 giọng nam khác nhau, thập chí hiểu được cả giọng bản ngữ, tiếng địa phương, hệ thống hoạt động kể cả không có kết nối internet hoặc sóng di dộng.