Sau thông tư 20, vấn đề bảo hành và bảo dưỡng cần được tách bạch? - MuasamXe.com
Banner VPS

Sau thông tư 20, vấn đề bảo hành và bảo dưỡng cần được tách bạch?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Sau thông tư 20, vấn đề bảo hành và bảo dưỡng cần được tách bạch? Bộ Giao thông vận tải cần chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan ban hành sớm các quy định trong nước có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành và áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bảo đảm các loại phương tiện này được “bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa” theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.

  • Bí quyết để chọn mua xe ô tô cũ giá rẻ mà xe vẫn còn tốt
  • xe ô tô cũ dưới 200 triệu từ đời 2009 đến nay
  • xe ô tô tầm giá 300 triệu VNĐ đang được ưa chuộng 2016
  • 4 mẫu xe ô tô cũ tầm giá 200 – 400 triệu tiết kiệm xăng

Sau thông tư 20, vấn đề bảo hành và bảo dưỡng cần được tách bạch?

Bộ Công Thương chấp nhận phương án bỏ Thông tư 20/2011, vốn làm cho hàng trăm nhà nhập khẩu xe hơi từ 9 chỗ ngồi trở xuống điêu đứng, trước nguy cơ phá sản. Nhưng bộ này lại kiến nghị Thủ tướng giao cho Bộ GTVT ban hành những quy định tương đương về bảo hành, bảo dưỡng.

Sau thông tư 20, vấn đề bảo hành và bảo dưỡng cần được tách bạch?Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương kiến nghị ra quy định mới để bỏ Thông tư 20

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về Thông tư 20/2011/TT-BCT, ngày 18/8/2016, Bộ Công Thương thừa nhận, Thông tư 20 chưa phải là giải pháp toàn diện nhất và tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo đảm an toàn giao thông.

Cụ thể, Thông tư 20 chỉ điều chỉnh các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, không điều chỉnh các loại phương tiện khác, trong khi rủi ro gây mất an toàn và rủi ro xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng của tất cả các loại phương tiện là như nhau. Không những thế, Thông tư 20 cũng chỉ áp dụng cho hàng nhập khẩu, không áp dụng cho hàng sản xuất trong nước.Cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành các quy định như vậy là Bộ Giao thông Vận tải, và quy định đó phải là quy định trong nước để áp dụng chung cho cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước, không nên chỉ quy định tại cửa khẩu.

Thông tư 20 không điều chỉnh xe đã qua sử dụng, cũng không điều chỉnh các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu theo đường quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển… Nên thực tế, đã xuất hiện tình trạng biến xe mới thành xe cũ, hoặc đưa xe mới về nước theo đường quà biếu, quà tặng để “lách” Thông tư 20, tiếp tục coi thường người tiêu dùng nói riêng và an toàn của toàn xã hội nói chung.

Với các phân tích trên, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận đề xuất rút ngành, nghề “Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô” khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cần chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan ban hành sớm các quy định trong nước có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành và áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bảo đảm các loại phương tiện này được “bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa” theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.

Doanh nghiệp băn khoăn?

Chia sẻ với BizLIVE, Ông Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty Hưng Hà cho rằng, ô tô là loại hàng hóa được kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật, môi trường trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời để được lưu thông trên hệ thống đường bộ Việt Nam, ô tô đã được kiểm tra an toàn kỹ thuật, môi trường định kỳ… theo Luật Giao thông đường bộ.

Ông Quyết cũng nêu quan điểm vấn đề bảo hành và bảo dưỡng phải được tách bạch. Bởi bảo hành là trách nhiệm của nhà nhập khẩu, được công khai và Bộ Công Thương quản lý. Còn bảo dưỡng là lựa chọn của người tiêu dùng. Ông Quyết cũng đề nghị hãy để người tiêu dùng quyết định bảo dưỡng cho ô tô của mình. Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Dung – Giám đốc công ty Carmax, 1 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho biết, về vấn đề chất lượng xe khi 1 chiếc xe ô tô lưu thông trên đường phải có quy định hoặc quy chuẩn.

Về vấn đề lo lắng bảo vệ người tiêu dùng, nếu tiếp tục bảo hộ toàn bộ, xe sản xuất trong nước được nhập khẩu bởi các nhà nhập khẩu chính hãng có giấy ủy quyền thì họ sẽ không có động lực cạnh tranh. Do vậy, những sản phẩm của họ thì họ chỉ sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của Việt Nam để đưa vào thị trường và sử dụng công nghệ cũ hơn so với các nước trên thế giới.

Về thiết bị an toàn, toàn bộ sự lựa chọn ở Việt Nam, người tiêu dùng không có nhiều sự lựa chọn. Nhưng thiết ổn định thiết bị điện tử chống lật,… như Toyota Fortuner phục vụ cho việc an toàn đã bị cắt hết. Ví dụ người tiêu dùng có 1 sự lựa chọn hơn nữa, chắc chắn họ sẽ có phương án tốt nhất cho mình.

Người tiêu dùng đang rất hạn chế trong sự lựa chọn, vì chỉ có 1 nhà nhập khẩu chính hãng để lựa chọn. Ngoài ra về giá cả, với việc áp đặt giá của nhà sản xuất chính hãng không có sự cạnh tranh càng tạo nên việc khó khăn cho người tiêu dùng.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...