Quy trình bảo dưỡng ôtô định kỳ và những lưu ý đặc biệt quan trọng: Bảo dưỡng xe hơi gồm các công việc chính như làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy v.v… Bảo dưỡng ô tô được chia ra gồm 2 cấp: bảo dưỡng hàng ngày (tự cá nhân chăm sóc xe), và bảo dưỡng định kỳ. Cùng chuyên mục Kinh nghiệm bảo dưỡng xe của MuasamXe.com tìm hiểu chi tiết về quy trình bảo dưỡng xe hơi qua bài viết dưới đây nhé!
- Hướng dẫn chăm sóc bảo dưỡng ngoại thất ôtô đúng cách, Cách kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp ô tô chính xác nhất,
- Cách làm láng đĩa phanh xe hơi đơn giản nhất & Những hạng mục cần bảo dưỡng chăm sóc khi mới mua xe cũ
- 30 kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng xe hơi dành cho tài mới,
Bảo dưỡng ô tô định kỳ là gì?
Bảo dưỡng ôtô định kỳ là tiến hành bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định (theo quãng đường xe chạy hoặc theo thời gian sử dụng tùy theo trường hợp nào đến trước). Các hạng mục và thời điểm bảo dưỡng định kỳ được các hãng xe nguyên cứu để phù hợp nhất với điều kiện sử dụng khắc nghiệt tại Việt Nam. Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết, đảm bảo rằng các bộ phận của xe ô tô luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Bảo dưỡng định kỳ sẽ tránh được những hư hỏng lớn, tiết kiệm chi phí và đảm bảo sự an toàn của xe. Ngoài ra còn giúp xe của bạn luôn phù hợp với các quy định về an toàn và môi trường của nhà nước.
Ô tô trở thành phương tiện giao thông ngày càng phổ biến tại Việt Nam, người sử dụng mong muốn chiếc xe của mình luôn trong tình trạng hoàn hảo. Trong quá trình vận hành, các chi tiết trên xe sẽ hao mòn tự nhiên. Nếu các chi tiết này không được kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế định kỳ sẽ dẫn đến giảm tính năng, dẫn tới những hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Ví dụ: Dầu động cơ có tác dụng bôi trơn, làm kín, làm mát, làm sạch và chống ăn mòn kim loại cho các bộ phận bên trong động cơ. Dầu động cơ được lọc sách bằng lọc dầu, bộ phận này giữ lại các chất cặn và chất bẩn sinh ra trong quá trình vận hành của động cơ. Sau một thời gian sử dụng các tính năng của dàu và lọc dầu sẽ giảm dần. Do vậy, bạn phải thay thế chúng định kỳ để đảm bảo động cơ luôn hoạt động tốt.
Quy trình bảo dưỡng ôtô định kỳ và những lưu ý đặc biệt quan trọng
Bao gồm các kiểm tra, chẩn đoán v.v… phức tạp hơn cần tới sự can thiệp của những thợ máy nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên nếu bạn muốn tự bảo hành ở nhà, thì có những bộ phân mà bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng hơn là: ắc quy, lưỡi gạt mưa, các loại dung dịch cần cho ô-tô, đây là những bộ phận mà bên cạnh các phụ tùng xe hơi cũng đóng góp phần quan trọng trong việc duy trì cho chiếc xe bạn được sự vận hành như ý.
Quy trình và lịch bảo dưỡng định kỳ dành cho Honda CivicQuy trình và lịch bảo dưỡng định kỳ dành cho Honda Civic
Công việc này chúng ta có thể tự làm hằng ngày, vì chúng rất đơn giản không phải đụng tới máy móc hoặc can thiệp sâu vào kết cấu xe. Thông thường việc bảo dưỡng hằng ngày bao gồm quá trình kiểm tra phụ kiện ô tô như: kính chắn gió, gương chiếu hậu của xe, cần rửa kính, biển số xe và nắp xe hơi… Dưới đây là những hạng mục cần chăm sóc bảo dưỡng định kỳ cho xe hơi:
- Kiểm tra và bảo dưỡng bình ắc quy: Bình ắc quy được xem như là một bộ phận khá quan trọng của xe, nếu bình ắc quy gặp vấn đề bạn sẽ không thể nào khởi động xe, hoặc tồi tệ hơn xe bạn có thể bị “nằm đường” bất cứ lúc nào. Để ắc quy hoạt động tốt, bạn cần giữ ắc quy sạch sẽ và luôn kiểm tra tuổi thọ của bình ắc quy bằng cách lắng nghe tiếng đề máy. Hoặc nếu như thấy bất cứ dấu hiệu gỉ hay ăn mòn trên cực ắc qui, tháo ngay cáp ắc qui khỏi cực, và dùng chổi kim loại làm sạch. Mặc dù lượng axít trong bình ắc quy là axít loãng, không đáng kể, nhưng để đảm bảo an toàn là điều quan trọng nhất thì bạn nên đeo bao tay thật cẩn thận khi tiếp xúc với bình ắc quy như hình dưới đây và tránh không thay bình ắc quy quá lâu vì sẽ khiến cho xe không vận hành tốt.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lọc gió: Lọc gió cho xe phải luôn đảm bảo sạch sẽ và luôn được thay mới để nhiên liệu trong xe có thể được đốt cháy một cách triệt để, đây cũng là cách để tiết kiệm nhiên liệu rất tốt. Thông thường lọc gió sẽ được thay định kỳ theo lịch bảo dưỡng của xe. Nhưng nếu xe của bạn phải hoạt động liên tục thì nên thay dựa vào Km.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh (thắng): Phanh (thắng) là bộ phận phải hoạt động với công suất cao bởi đường sá Việt Nam luôn đông đúc, nhất là vào giờ tan tầm. Vì vậy, tình trạng bố thắng mòn nhanh là điều chắc chắn. Bạn phải kiểm tra bố thắng thường xuyên nếu thấy mòn quá giới hạn cho phép thì phải thay loại tương ứng để đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Xem thêm tại bài viết Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtô
- Kiểm tra lọc gió động cơ: Lọc gió động cơ có tác dụng làm sạch không khí trước khi được trộn với nhiên liệu. Nếu lọc gió hoạt động không tốt hay bị rách sẽ làm cho bụi bẩn lọt vào và làm hư động cơ. Trường hợp động cơ lọc gió không được vệ sinh sạch sẽ cản trở không khí vào buồn nhiên liệu. Vì vậy, mỗi khi bảo dưỡng xe ô tô, bạn nhớ nhắc nhân viên kiểm tra bộ phận lọc gió để luôn đảm bảo chúng được sạch. Nếu lọc gió hư thì nên thay lọc gió phù hợp để động cơ vẫn hoạt động tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên thay lọc gió định kì mỗi khi xe đi được 50.000 km.
- Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt: Dù là xe ô tô cũ hay mới, các tài xế đều phải nhớ phải thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt, cứ thay lọc sau hai lần thay nhớt. Thực tế công việc này khá đơn giản nhưng hầu hết các ông chủ “xế hộp” đều quên và luôn mang xe đến bảo dưỡng trong tình trạng báo hết nhớt. Một phần bạn cũng nêm kiểm tra là dầu nhớt cho xe, nếu dầu nhớt dơ và có nhiều cặn bẩn sẽ ảnh hưởng đến động cơ và khả năng vận hành của xe. Khi thay dầu nhớt cho xe bạn cũng nên thay luôn lọc nhớt cho xe, điều này sẽ giúp động cơ tránh được những căn dơ.
- Kiểm tra hệ thống lọc gió máy lạnh: Lọc gió máy lạnh tuy có kích thước nhỏ nhưng rất hữu ích và quan trọng trong hệ thống. Bởi lọc gió máy lạnh sẽ giữ lại hết không khí bẩn bên ngoài và mang đến không khí trong lành dễ chịu cho người ngồi trên xe. Vậy nên, bạn nhớ kiểm tra lọc gió máy lạnh thường xuyên để đảm bảo luồng không khí trên xe mát mẻ, trong lành. Thông thường lọc gió máy lạnh sẽ được thay sau 15.000 – 20.000km nhưng với điều kiện đường sá như ở Việt Nam, bạn có thể thay sớm hơn.
- Kiểm tra lọc xăng, hộp số, dầu thắng, nước rửa kính: Trong quá trình bảo dưỡng xe ô tô, ngoài dầu động cơ cần quan tâm tới dầu hộp số, dầu trợ lái, nước rửa kính, nước làm mát… để đảm bảo xe hơi cũ hay mới đều có thể vận hành tốt. Các loại dầu này phải được cung cấp đầy đủ cho xe cùng hệ thống nước mát để đảm bảo quá trình giải nhiệt tốt nhất. Bên cạnh đó, các tài xế cần nhớ việc kiểm trà và lọc xăng định kì giúp cung cấp đủ xăng cho động cơ. Còn các hệ thống khác cũng cần được kiểm tra theo định kì để đảm bảo xe được vận hành một cách tốt nhất.
- Thay dầu và bảo trì hệ thống lọc dầu: Việc thay dầu và bảo trì hệ thống lọc dầu là một trong những vấn đề tranh cãi nhiều nhất giữa các thợ máy và hãng xe hiện nay. Một bên, chúng ta được cãi hãng xe rỉ tai là hệ thống động cơ hiện đại hiện nay có thể chạy tới 10.000 -20.000 km hoặc lên tới 30.000 km mới phải thay dầu một lần. Tuy nhiên, với những thợ máy lâu năm trong nghề, chúng ta lại được nghe một thời gian hoàn toàn khác là khoảng tầm 3 tháng hoặc 5.000 km xe ô tô chúng ta phải thay dầu một lần không cần biết điều kiện thế nào. Về vấn đề này, theo MuasamXe, chúng tôi nghĩ cả hai đều có điểm đúng. Dưới thời buổi công nghệ hiện đại hiện nay, chúng ta có những nguyên liệu bôi trơn rất tốt cho động cơ. Vì vậy, các loại xe hiện đại trên thị trường có thể chạy mà không cần thay dầu lên trên con số 5.000 km (mốc thay dầu định kỳ trước đây). Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng một chiếc xe trong vòng 20.000 km mà không tiến hành một lần bảo trì hoặc thay nhớt nào.
Hầu hết các tài xế đều thấy được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ. Nhưng họ chưa biết được lịch trình bảo dưỡng cụ thể như thế nào nên xe quá trình sử dụng xe thường gặp phải những trục trặc. Vì vậy, bạn đừng quên ghi nhớ hoặc lưu lại những hạng mục cần thiết khi bảo dưỡng xe mà MuasamXe.com đã chia sẻ trên đây nhé!
Tags: bảo dưỡng ôtô, kinh nghiệm bảo dưỡng ôtô, bảo dưỡng ôtô định kỳ, bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, quy trình bảo dưỡng xe ô tô, giá bảo dưỡng xe ô tô, các cấp bảo dưỡng ô tô, bảo dưỡng xe ô tô như thế nào