Tìm hiểu ưu nhược điểm của việc phủ gầm xe ô tô, nên hay không nên? - MuasamXe.com
Banner VPS

Tìm hiểu ưu nhược điểm của việc phủ gầm xe ô tô, nên hay không nên?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Tìm hiểu ưu nhược điểm của việc phủ gầm xe ô tô : Như đã nói, gầm xe ô tô là nơi dễ chịu tác động từ đường sá, nên dễ bị va đập và tác động từ các vật trên đường khi chạy xe như sỏi đá văng vào dưới gầm, khung sườn. Đặc biệt, các dòng xe được sản xuất ở châu Á thường phần khung rất mỏng, nên nếu gầm xe được phủ, thì xe phần nào hạn chế và chống được sự hao mòn do va chạm như trên.

Tìm hiểu ưu nhược điểm của việc phủ gầm xe ô tô

Có thể hiểu đơn giản việc phủ ngầm ô tô là phun hóa chất đặc biệt vào khung sườn và dưới gầm xe ô tô giúp bộ khung xe được bảo vệ tốt hơn, tránh nhiều hư hại không đáng có khi chạy xe. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, việc sơn gầm chỉ có tác dụng nếu chủ xe tiến hành sơn trong lúc gầm xe còn chắc chắn, chưa chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường. Cụ thể, việc phủ ngầm ô tô mang lại ba lợi ích chủ yếu.

Tìm hiểu ưu nhược điểm của việc phủ gầm xe ô tô, nên hay không nên?

1. Giúp giảm tiếng ồn cho xe: Hầu hết các mẫu xe ở Việt Nam đều không phủ sơn bảo vệ gầm, nên khi hoạt động lâu ở các cung đường xấu sẽ xảy ra tình trạng gió lùa dưới gầm xe, gây tiếng động lớn và hiện tượng ù tai rất khó chịu. Vì vậy, việc phủ gầm ô tô góp phần giảm tiếng ồn từ động cơ và tiếng ồn bên ngoài xe thông qua dưới gầm vào trong xe.

2. Chống rỉ sét khung sườn: Việc phun hóa chất đặc biệt giúp gầm xe hạn chế sự tác động từ đường sá và các chất lỏng chứa a-xít như nước mưa, những chất có nguy cơ làm rỉ sét gầm và khung sườn xe nếu không được phủ.

3. Chống hao mòn xe: Như đã nói, gầm xe ô tô là nơi dễ chịu tác động từ đường sá, nên dễ bị va đập và tác động từ các vật trên đường khi chạy xe như sỏi đá văng vào dưới gầm, khung sườn. Đặc biệt, các dòng xe được sản xuất ở châu Á thường phần khung rất mỏng, nên nếu gầm xe được phủ, thì xe phần nào hạn chế và chống được sự hao mòn do va chạm như trên.

Việc thực hiện quá trình phủ ngầm xe diễn ra rất đơn giản. Đầu tiên là quá trình vệ sinh, rửa dàn gầm, sau đó nhân viên sẽ tiến hành tháo ráp khung sườn và kiểm tra chi tiết những phần dày, mỏng của khung sườn xe… Khi đã chuẩn bị xong, nhân viên sẽ tiến hành xịt một số chất cơ bản như sau lên bộ khung gầm:

  • Spectrum: Xịt vào lòng dè trước sau, dàn gầm, dàn khung ống bô, khung trên sườn ống bô, xịt cốp sau (lưu ý những phần bị giới hạn) .
  • Damplifier: Dùng dán trong thân xe, cửa xe, mui xe và sàn xe… (có tác dụng chống độ rung động của khung sườn và những mảng tôn mỏng)

Các chủ xe cũng cần lưu ý rằng, đối với các dòng xe cũ, đã qua sử dụng, việc sơn phủ gầm chỉ giúp tránh tình trạng rỉ sét, bảo vệ xe khi đi trên các cung đường xấu, nhiều đá sỏi, tránh tình trạng đất đá văng làm hỏng gầm, còn việc giảm tiếng ồn gần như là bất khả thi. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm sử dụng xe hơi cũng khuyên rằng, quá trình sơn phủ gầm cần thực hiện bởi các cơ sở chăm sóc xe uy tín, theo đúng quy định đạt chuẩn chất lượng thì lớp sơn mới có thể bền và có hiệu quả.

Quy trình sơn phủ gầm ô tô

Việc sơn phủ gầm bao gồm nhiều bước và quy trình thực hiện là vô cùng cẩn thận để sơn phủ gầm dính chặt vào các chi tiết kim loại và đồng thời không lan sang những bộ phận khác đã sơn trên xe. Việc dùng phải dung dịch không chất lượng hay thực hiện sai quy trình sẽ dẫn đến bong tróc lớp sơn phủ gầm khá nhanh nên việc lựa chọn sơn cũng là một bước quan trọng.

Tìm hiểu ưu nhược điểm của việc phủ gầm xe ô tô, nên hay không nên? 2

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch sơn phủ gầm:: Tùy vào kích thước xe để pha chế lượng dung dịch phù hợp. Thông thường, đối với xe 5 chỗ sẽ là khoảng 5 chai dung dịch với dung tích 150 ml và 7 chai trở lên đối với xe 7 chỗ hoặc lớn hơn.

Bước 2: Làm sạch gầm xe: Việc làm sạch gầm khá quan trọng vì sẽ ảnh hưởng tới độ bám dính của lớp sơn phủ mới, vì vậy mà phải xử lý thật kỹ khâu này bằng cách rửa đồng thời tẩy rửa bằng hóa chất chuyên dụng. Tùy vào mức độ bám bẩn hay rỉ sét của gầm xe mà thời gian xử lý sẽ lâu hay nhanh, thông thường từ 1,5-3 tiếng.. . kể cả việc dán băng keo, phủ nilon cho những khu vực không sơn phủ gầm.

Bước 3: Phun sơn phủ gầm: Sau khi gầm xe đã khô, chúng ta tiến hành phun chất phủ gầm lên gầm xe. Thời gian phun khoảng một tiếng, trước và trong quá trình sơn, cần lắc đều bình dung dịch để sơn được đều hơn và sau khi phun xong thì chờ thêm 2 tiếng nữa cho phần sơn khô hẳn là có thể tiếp tục sử dụng.

Thời gian gần đây, việc phủ gầm cho ô tô có số lượng tăng đột biến. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia thì với kiểu khí hậu khắc nghiệt và đường xá khá lụt lội như ở Việt Nam, thì việc sơn phủ gầm ô tô để giảm tiếng ồn và chống rỉ sét ở phần gầm là điều mà bất cứ chủ xe nào cũng nên làm.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Loading...