Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtô - MuasamXe.com
Banner VPS

Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtô

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtô: Khi không lái xe, chúng ta có thể mở nắp capo để xem lại lượng dầu  thắng trữ trong hộp. Ða số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm soát mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm soát này nên thực hiện mỗi tháng một lần.  Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào. Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là chỉ dấu hệ thống bị rò đâu đó, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống thắng.

Khi nào nên kiểm tra và thay hệ thống phanh trên xe hơi?

Mặc dù sử dụng phanh đĩa tốt hơn, nhưng đa phần xe hơi và xe tải nhẹ thường có hệ thống phanh đĩa phía trước, còn phanh tang trống phía sau để giảm thiểu chi phí. Với phanh đĩa, nếu tình trạng ở mức nhẹ thì chỉ cần thay má phanh là cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Hoặc đơn giản hơn, chủ xe cũng chỉ cần làm láng đĩa phanh để giảm độ cong vênh đĩa phanh, loại bỏ các điểm gồ ghề và làm cho độ dày phanh đồng nhất là có thể giải quyết được vấn đề.

Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtôThông thường, đối với một chiếc xe hoạt động ổn định, thời gian thay phanh là 2 năm hoặc 38000km trước khi má phanh chạm đến mức mòn tối đa. Tuy nhiên, đối với một chiếc xe thường xuyên chạy trên những khu vực đô thị đông đúc như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, thời gian thay phanh chắc chắn sẽ ngắn hơn đối với một chiếc xe chỉ chạy trên vùng có đường xá bằng phẳng hay đường cao tốc. Do đó, chẳng thể ước lượng chính xác thời nên thay phanh là bao lâu, điều này phụ thuộc vào điều kiện sử dụng cùng chế độ bảo dưỡng của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, người lái cũng nên chú ý những yếu tố như phanh xe không ăn, bóp phanh nhưng tăng nhẹ ga thì xe vẫn di chuyển, đèn cảnh báo phanh sáng, tiếng ồn trong quá trình đạp phanh, xe rung hoặc chệch hướng… để có cách khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và người ngồi trong xe.

  • Tiếng ồn: Đó là những tiếng động như gào thét, mài mòn, rít lên khó chịu khi bạn nhấn phanh. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có nghĩa là má phanh đã mòn đến mức cảnh báo, thậm chí là biến mất hoàn toàn, nên thay phanh ngay lập tức. Còn nếu tiếng ồn không kéo dài thì có thể hệ thống phanh bị bẩn, chỉ cần vệ sinh làm sạch là xe sẽ hoạt động bình thường.
  • Xe bị rung, chệch hướng sang một bên khi phanh: Đây cũng là tình trạng nghiêm trọng không kém, bởi nếu đi trên những đoạn đường hẹp mà gặp phải vấn đề này thì vô cùng nguy hiểm. Nếu chưa chắc chắn thì có thể chọn một vùng trống, chạy xe với nhiều tốc độ rồi nhấn phanh để kiểm tra.
  • Bàn đạp phanh sát sàn: Khi sử dụng phanh, đạp bàn đạp phanh mà có cảm giác không chắc chắn hoặc bàn đạp chạm tới sàn xe phanh mới hoạt động thì có thể do dầu phanh giảm do rò rỉ hoặc bị lẫn nước nên không tạo ra đủ áp lực. Đây cũng là một dấu hiệu khác cho thấy má phanh bị mòn, cần được kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.
  • Đạp phanh bị nặng, cứng: Trong trường hợp này, trợ lực phanh đã bị hỏng nên không thể hỗ trợ được bàn đạp. Đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nên không thể truyền tới cơ cấu phanh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó đạp phanh.
  • Đèn báo phanh nháy sáng liên tục: Áp suất thủy lực bị mất một bên, hoặc dầu thắng xuống thấp tới mức báo động là 2 nguyên nhân khiến đèn báo phanh sáng liên tục. Dấu hiệu này sẽ kéo theo những tình trạng đã nêu ở trên, nên cần bạn cần kiểm tra càng nhanh càng tốt nếu không muốn gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtô

Hệ thống phanh trên ôtô đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và sự an toàn. Việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên sẽ đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe.

Quan sát trong khi lái xe

Trong lúc lái xe, cần để ý xem hệ thống phanh trên ô tô làm việc như thế nào.

– Nếu đạp chân trên bàn đạp thắng không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “dính thắng”, thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu thắng, hoặc dầu bị rò rỉ đi đâu.

– Nếu đạp thắng thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu chỉ cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng mặt lại.

– Cần phải lắng nghe những âm thanh chỉ dấu hao mòn. Chẳng hạn, tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố thắng đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.

Quan sát khoang động cơ

Khi không lái xe, chúng ta có thể mở nắp capo để xem lại lượng dầu  thắng trữ trong hộp. Ða số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm soát mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm soát này nên thực hiện mỗi tháng một lần.  Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào. Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là chỉ dấu hệ thống bị rò đâu đó, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống thắng.Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtôChú ý: Trước khi châm dầu vào hộp, cần phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất dơ bẩn không len vào trong hệ thống. Ðồng thời, cố tránh đừng để cho dầu thắng nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn, bởi vì dầu thắng làm hư nước sơn ở body xe. Các chuyên gia về bảo trì khuyên nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra màu dầu ra sao. Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, ẩm độ… Nếu dầu thắng đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay luôn số dầu, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy mà thôi.

Muốn kiểm tra hệ thống dây thắng, xe cần phải được kích lên cao. Ðể ý xem các đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han rỉ chỗ nào không. Ðường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Ðồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các “heo dầu” nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nên phải xem có chỗ nào sần sượng không, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ. Ðừng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát nhiệt, chẳng hạn như ống bô.

Kiểm tra phanh ôtô bằng cách gỡ bánh

Nếu có thì giờ, chúng ta nên gỡ bánh ra để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh (rotor) trên 2 bánh trước. Ðể ý đĩa phanh có bị trầy xước gì không, đã hao mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, nếu có, là dấu hiệu có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó.

Nếu mặt đĩa phanh bị trầy xước nặng, cần phải đưa đi cho một chuyên gia về thắng coi lại, để nếu cần thì tráng mặt, hoặc thậm chí thay luôn. Ðối với các phanh tang trống (phanh đùm) ở 2 bánh sau, chúng ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Làm công việc này, cần đeo mặt nạ để khỏi hít thở chất bụi bám trên thắng. Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu khác, như thắng có bám quá nhiều bụi không, mặt tróng phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không; Heo dầu có bị hư hại gì không; và dầu nhớt trong bố…

“Xả gió” trong hệ thống phanh: Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố và dầu bạn thường thấy thợ thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Điều này là do trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Khi đó việc “xả gió” trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Kết: Nhắc đến an toàn, hệ thống phanh chắc chắn sẽ là ưu tiên hàng đầu và cần được kiểm tra kỹ lưỡng ít nhất mỗi năm một lần. Tuy nhiên, không phải lúc nào phanh cũng hoạt động tốt để chờ cho tới lúc được đem đi bảo dưỡng. Có rất nhiều dấu hiện cho thấy hệ thống phanh xe đang gặp vấn đề mà bạn có thể nhận ra dễ dàng, nếu không để ý có thể dẫn tới những hư hỏng nặng hơn, thậm chí là ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng xe. Hy vọng với bài viết “Những lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh trên ôtô” được MuasamXe.com đề cập trên đây, bạn đã biết cách chăm sóc bảo dưỡng phanh xe hơi của mình một cách chính xác nhất, đừng quên tham khảo các kinh nghiệm bảo dưỡng xe hơi khác nhé!

Tags: phanh ôtô, phanh xe hơi, bảo dưỡng xe, chăm sóc xe, bảo dưỡng xe hơi,

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...