Những công nghệ mới hiện đại trên ô tô giúp bảo vệ bạn an toàn hơn khi lưu hành - MuasamXe.com
Banner VPS

Những công nghệ mới hiện đại trên ô tô giúp bảo vệ bạn an toàn hơn khi lưu hành

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Những công nghệ mới hiện đại trên ô tô giúp bảo vệ bạn an toàn hơn khi lưu hành: Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control – ACC) là công nghệ mới trên ô tô được nâng cấp từ hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control). Về cơ bản, hệ thống này cho phép duy trì tốc độ cố định của xe trên đường cao tốc và sẽ tự động ngắt nếu lái xe đạp phanh hay góc xoay vô lăng lớn. Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng là công nghệ mới trên ô tô được nâng cấp từ hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control.

Những công nghệ mới hiện đại trên ô tô giúp bảo vệ bạn an toàn hơn khi lưu hành

Công nghệ cảnh báo chệch làn đường: Cảnh báo chệch làn đường là một trong những công nghệ mới trên ô tô có ứng dụng cao nhất. Thiết bị này được coi là rất hữu dụng, đặc biệt đối với những tài xế bất cẩn, hay đi chệch làn đường. Hệ thống cảnh báo này sẽ dùng một camera để phát hiện các dải phân cách làn đường màu trắng hoặc vàng. Nếu xe chạy đè lên những dải phân cách này mà không có tín hiệu rẽ, hệ thống sẽ phát ra âm thanh cảnh báo người lái. Trước đây, công nghệ này chỉ được trang bị trên các dòng xe an toàn hạng sang. Tuy nhiên hiện nay, những dòng xe phổ thông như chiếc SUV Chevrolet Trax hay mẫu xe ăn khách Mazda 3.

Điều khiển hành trình thích ứng: Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control – ACC) là công nghệ mới trên ô tô được nâng cấp từ hệ thống điều khiển hành trình (Cruise Control). Về cơ bản, hệ thống này cho phép duy trì tốc độ cố định của xe trên đường cao tốc và sẽ tự động ngắt nếu lái xe đạp phanh hay góc xoay vô lăng lớn. Hệ thống điều khiển hành trình thích ứng là công nghệ mới trên ô tô được nâng cấp từ hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control.

Theo đó, khi xe được cài đặt ACC, tín hiệu tốc độ sẽ được truyền liên tục vào bộ xử lý trung tâm. Khi tốc độ xe vượt quá tốc độ cài đặt, bộ xử lý sẽ tác động qua van chân không đóng bớt độ mở của bướm ga. Khi tốc độ đạt đúng yêu cầu, hệ thống sẽ cố định vị trí bướm ga giúp xe di chuyển đúng tốc độ. Nếu xe chạy chậm hơn hơn giá trị cài đặt thì bộ xử lý trung tâm sẽ tự động điều chỉnh mở rộng bướm ga đến khi nào đạt đến đúng giá trị cài đặt và giữ nguyên bướm ga. Công nghệ này thường được trang bị trên các xe tầm trung, cao cấp như Ford Everest, Explorer…

Công nghệ cảnh báo va chạm: Các hãng xe hơi như Ford, Mercedes-Benz, BMW hay Toyota đều đang ứng dụng công nghệ an toàn nhằm giảm mức độ nghiêm trọng trong các vụ tai nạn, thậm chí loại bỏ va chạm phía trước liên quan đến người đi bộ. Công nghệ mới trên ô tô này về cơ bản sẽ phát hiện xe, người đi bộ hoặc những chướng ngại vật khác ở phía trước bằng cách sử dụng radar và camera công nghệ để quét các đường, và nếu nguy cơ va chạm xảy ra, nó sẽ phát ra một cảnh báo cho lái xe.

Công nghệ cảnh báo va chạm sử dụng radar và camera công nghệ để quét các đường, nếu có nguy cơ va chạm, nó sẽ phát ra một cảnh báo cho lái xe. Trong trường hợp lái xe không phản ứng kịp thời, hệ thống có thể tự động sử dụng đến phanh đủ để giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc thậm chí loại bỏ một số va chạm.

Hệ thống phanh tự động: Việc di chuyển trong các con đường thành phố đông đúc luôn là một thử thách với người lái. Chỉ cần một khoảnh khắc mất tập trung, chúng ta có thể va chạm khi xe trước phanh gấp. Hệ thống phanh tự động ra đời để khắc phục điều này. Công nghệ mới trên ô tô này hoạt động như sau: các cảm biến đặt phía trước xe sẽ luôn quét để nhận biết những phương tiện di chuyển phía trước, dựa trên những tính toán về tốc độ và khoảng cách an toàn mà phanh xe sẽ hoạt động kịp thời ngăn ngừa va chạm xảy ra. Tính năng này hiện được trang bị trên một số xe Toyota, Lexus và Ford. Điểm hạn chế của tính năng này là người lái và người ngồi ghế phụ sẽ luôn phải đeo dây an toàn nếu không muốn bị va chạm khi phanh gấp.

Công nghệ cảnh báo điểm mù: Tất cả xe ô tô, kể cả những mẫu xe nhỏ, đều có những điểm mù mà gương chiếu hậu không thể phản chiếu được. Do đó, công nghệ mới trên ô tô mang tên tính năng cảnh báo điểm mù (còn gọi là BSM hoặc BLIS) ra đời. Trên các xe có cảnh báo điểm mù, cảm biến sẽ được trang bị ở phía sau. Khi có xe di chuyển tới từ phía sau, cảm biến này sẽ nhận biết được và thông báo bằng đèn trên gương chiếu hậu, rung vô lăng hoặc phát ra âm thanh. Một số xe còn có thể đưa ra hướng dẫn xử lý trong tình huống đó. Khi tài xế bất xi nhan để rẽ, BLIS cũng có thể đưa ra cảnh báo nếu như có xe đang di chuyển trong điểm mù cùng hướng rẽ.

Công nghệ cảnh báo điểm mù ra đời để khắc phục những điểm mà gương chiếu hậu ô tô không thể phản chiếu được. Đi cùng với nó là thiết bị công nghệ ô tô cảnh báo lùi, hệ thống này có khả năng cảnh báo khi có một vật thể hay một chiếc xe nào đó lần vào tuyến đường dự định của bạn. Thiết bị này khá hữu dụng ở những bãi đậu xe hay những con đường đông đúc.

Hỗ trợ tầm nhìn ban đêm Night Vision: Xuất hiện từ năm 2000, công nghệ hỗ trợ tầm nhìn ban đêm (Night Vision) không ngừng được cải tiến và trở thành yếu tố hút khách của nhiều mẫu xe sang hiện đại. Công nghệ mới trên ô tô này được lắp đặt lần đầu tiên trên chiếc Cadillac DeVille 2000, sau đó được các hãng xe danh tiếng như Toyota, BMW và Mercedes – Benz trang bị trên nhiều dòng xe để bán ra thị trường.

Thế hệ đầu tiên của hệ thống Night Vision sử dụng tia hồng ngoại để dò tìm người và động vật có thân nhiệt. Ở các phiên bản nâng cấp, một số hãng xe như BMW kết hợp công nghệ tia hồng ngoại với các cảm biến thân nhiệt và camera ở đầu xe nhằm tăng khả năng phát hiện chướng ngại vật trên đường di chuyển. Bên cạnh đó, tầm quan sát của Night Vision cũng được mở rộng từ 300m lên đến 500m.

Túi khí: Là hệ thống túi tự động bơm đầy khí và bung ra trong khoảng thời gian rất nhỏ khi có va chạm/tai nạn xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ chấn thương của người ngồi trong xe do va đập với các chi tiết nội thất. Túi khí trước có tác dụng giảm chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.

Túi khí gắn bên sườn xe chỉ hoạt động khi có va chạm bên sườn thân xe, làm nhiệm vụ bảo vệ đầu và vai tránh bị tổn thương. Tuy nhiên, không phải chỉ cần trang bị túi khí là người ngồi bên trong xe có thể tránh được thương vong trong bất cứ trường hợp tai nạn nào. Có thể thấy rằng, công nghệ ngày càng phát triển giúp những chiếc xe ngày càng an toàn hơn, chủ động bảo vệ người dùng khỏi những tai nạn trên đường.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...