Nên làm gì khi xe ô tô chết máy giữa đường? - MuasamXe.com
Banner VPS

Nên làm gì khi xe ô tô chết máy giữa đường?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Nên làm gì khi xe ô tô chết máy giữa đường? Khi phát hiện ra xe hỏng, bạn nên bình tĩnh cố gắng đưa phương tiện tạt vào lề đường trước khi nó dừng lại hoàn toàn hoặc đưa xe tạt vào làn đường gần nhất. Sau đó tài xế cần ngay lập tức bật đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho các tài xế khác, tránh xảy ra va chạm nếu người khác không chú ý.

Nên làm gì khi xe ô tô chết máy giữa đường?

Bạn đã chuẩn bị rất kỹ càng trước mỗi chuyến đi những đôi khi vẫn gặp phải những sự cố không mong muốn. Cùng tích lũy vài kinh nghiệm sau đây để giải quyết ổn thỏa nếu bạn ở trong tình huống khó khăn này.

Tìm chỗ đậu xe an toàn: Khi phát hiện ra xe hỏng, bạn nên bình tĩnh cố gắng đưa phương tiện tạt vào lề đường trước khi nó dừng lại hoàn toàn hoặc đưa xe tạt vào làn đường gần nhất. Sau đó tài xế cần ngay lập tức bật đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho các tài xế khác, tránh xảy ra va chạm nếu người khác không chú ý.

Xác định sự cố đang xảy ra: Điều tiếp theo nên làm là xác định nhanh những nguyên nhân cơ bản khiến xe bạn dừng đột ngột, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng và trình độ để làm việc này. Bạn hãy thử kiểm tra một số lỗi đơn giản như thủng lốp xe, hệ thống dầu, nước làm mát, ắc quy,…

Kêu gọi sự trợ giúp: Hãy tìm kiếm xung quanh sự trợ giúp từ những người dân ven đường, bạn nên hỏi về những tiệm sửa chữa xe uy tín gần bạn nhất hay những đồ nghề có thể giúp bạn khắc phục được sự cố. Hoặc gọi điện thoại cho người thân có am hiểu về xe cộ và máy móc để được tư vấn các bước nên làm tiếp theo.

Liên lạc với dịch vụ cứu trợ xe: Nếu bạn là người hay di chuyển và sợ gặp phải các sự cố trên đường, hãy đăng ký một gói dịch vụ cứu trợ xe uy tín. Bạn chỉ cần gọi cho tổng đài cứu hộ và trình bày sự cố mình gặp phải, bạn sẽ nhận được các gói hỗ trợ phù hợp và nếu trong trường hợp xe bạn hư hại quá nặng không thể khắc phục ngay tại chỗ thì sẽ có xe tải chuyên dụng vận chuyển xe bạn về.

Chuẩn bị chu đáo: Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên luôn mang theo xe những “đồ nghề” đơn giản nhưng rất hữu dụng, bao gồm các dụng cụ sửa chữa cơ bản, đổ xăng đầy bình và mang xe đi kiểm tra trước khi lên đường. Tết này chúc bạn thượng lộ bình an!
Một trong những nỗi lo lớn nhất mà có thể cả các “tài già” cũng phải bó tay là xe bị “nằm đường” vì những sự cố bên trong liên quan đến động cơ. Có những nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan.

Một số nguyên nhân khiến ô tô chết máy dọc đường phổ biến nhất

Dưới đây là những nguyên nhân khiến ô tô chết máy dọc đường phổ biến nhất mà người lái chỉ còn cách duy nhất là gọi cứu hộ.

1. Chết máy vì hư hỏng hệ thống làm mát

  • Nguyên nhân: Đây là sự cố phổ biến nhất theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và sửa chữa ô tô. Lý do có thể là do nước làm mát bị rò rỉ gây thiếu nước làm mát, hoặc do hệ thống giải nhiệt gặp sự cố, như quạt làm mát không hoạt động.
  • Hậu quả và khắc phục: Máy nóng quá có thể sẽ bị bó, vênh mặt máy, thổi zoăng quy lát, chấm hết cuộc đời động cơ, chi phí sửa chữa đại tu rất tốn kém.

Dấu hiệu báo trước: Kim đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát vọt lên báo hiệu quá nhiệt, máy chạy ì hơn và có thể có tiếng gõ (do xảy ra hiện tượng kích nổ). Hãy dừng xe vào vị trí an toàn ngay khi phát hiện thấy động cơ quá nhiệt và lật nắp ca-pô lên kiểm tra. Nếu thấy còn nước làm mát mà bị sôi thì để máy chạy không tải và tắt điều hòa (nước được bơm tuần hoàn sẽ nguội nhanh hơn), còn nếu thấy cạn nước thì tắt máy.

2. Chết máy vì cháy hoặc cạn dầu bôi trơn

  • Nguyên nhân: Khá nhiều trường hợp được Topcar Vietnam ghi nhận chủ xe thay phải dầu bôi trơn thải loại, kém chất lượng, dẫn đến cháy dầu hoặc đóng cặn bùn trong động cơ. Một số trường hợp do rò rỉ dầu cũng gây hiện tượng cạn dầu.
  • Hậu quả và khắc phục: Động cơ không được bôi trơn sẽ bị bó và không hoạt động được nữa, có trường hợp gãy cả tay biên. Động cơ phải đại tu, rất tốn kém.

Dấu hiệu báo trước: Đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ có thể sẽ báo trên bảng đồng hồ. Đặc biệt chú ý khi có dầu chảy xuống khu vực đỗ xe. Do không được bôi trơn, động cơ có thể ồn bất thường, độ ồn tăng dần đều trong một thời gian dài.

3. Chết máy vì hư hỏng bơm xăng/bơm dầu

  • Nguyên nhân: Bơm nhiên liệu ít khi hư hỏng đột ngột trong điều kiện sử dụng bình thường, nhưng rất có thể sẽ chết đột ngột do người sử dụng thường xuyên để cạn nhiên liệu. Hầu hết các loại xe hiện đại, bơm nhiên liệu được ngâm trong bình nhiên liệu, được bôi trơn và làm mát bằng chính nhiên liệu trong bình, nên có thể sẽ nóng và chết do nhiên liệu quá cạn.
  • Hậu quả và khắc phục: Bơm chết sẽ không thể phục hồi, chỉ có cách thay mới. Không nên chạy xe trong tình trạng cạn kiệt xăng/dầu.

Dấu hiệu báo trước: Bơm nóng và sắp chết có thể ồn hơn bình thường, nhưng do bơm nằm trong bình nhiên liệu kín, nên người ngồi trong xe gần như không cảm nhận được.

4. Chết máy vì tắc lọc nhiên liệu

  • Nguyên nhân: Thực tế là nhiên liệu có chứa rất nhiều cặn bẩn. Sau thời gian dài không được thay thế, lọc nhiên liệu có thể bị tắc, khiến nhiên liệu không được bơm lên động cơ, gây chết máy.
  • Hậu quả và khắc phục: Lọc nhiên liệu bị tắc còn có thể làm hỏng bơm nhiên liệu do bơm phải làm việc quá tải trong điều kiện thiếu nhiên liệu và không được làm mát đầy đủ. Lọc bẩn phải thay mới.

Dấu hiệu báo trước: Lọc nhiên liệu bị bẩn nhưng chưa tắc hoàn toàn gây thiếu nhiên liệu, khiến động cơ nóng, không bốc, thậm chí rất yếu hoặc chết máy khi tăng ga.

5. Chết máy vì bị tắc kim phun

  • Nguyên nhân: Cặn bẩn trong nhiên liệu bám vào các lỗ kim phun và bộ lọc của kim phun, lâu ngày không được bảo dưỡng sẽ làm tắc kim phun.
  • Hậu quả và khắc phục: Không có thiệt hại khác ngoài việc có thể gây chết máy như đề cập. Kim phun cần được bảo dưỡng và vệ sinh sạch sẽ.

Dấu hiệu báo trước: Luồng nhiên liệu sẽ bị ảnh hưởng khi kim phun bẩn, hạt phun có thể to hơn, không tơi, máy yếu hơn, có thể có hiện tượng rung giật hoặc chết máy khi tăng ga.

6. Hư hỏng hệ thống điện

  • Nguyên nhân: Điện đánh lửa có thể liên quan đến sự cố ở một số bộ phận như bu gi, dây cao áp, mô-bin hoặc hệ thống cung cấp nguồn (bộ chia điện trên xe đời cũ hoặc hộp điều khiển động cơ trên xe đời mới). Hệ thống điện đánh lửa hư hỏng có thể do sử dụng quá lâu không được thay thế hoặc do xe có tiền sử ngập nước.
  • Hậu quả và khắc phục: Các chi tiết của hệ thống điện được liệt kê ở trên nếu bị hư hỏng chỉ còn cách là thay thế.

Dấu hiệu báo trước: Mất tín hiệu hộp điều khiển, bơm nhiên liệu và kim phun có thể không hoạt động nên dễ bị lầm tưởng là hỏng bơm nhiên liệu. Động cơ có thể bị chết đột ngột mà không có dấu hiệu gì báo trước đó. Một số trường hợp có thể nổi đèn báo lỗi động cơ.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...