Doanh nghiệp tư nhân gặp khó khi muốn nhập ô tô cũ năm 2018? Nhiều ô tô, sau thời gian sử dụng của chủ sở hữu đã không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về khí thải, vô hình chung khi được đưa sang nước thứ 3 sẽ gây nên hậu quả nhất định về ô nhiễm môi trường. Đây là nguyên nhân mà những nước đang phát triển như Việt Nam được gọi là “bãi rác công nghiệp của thế giới”.
Doanh nghiệp tư nhân gặp khó khi muốn nhập ô tô cũ năm 2018?
Đề xuất vì quyền lợi người tiêu dùng ô tô và môi trường. Cơ sở của đề xuất từ Bộ Công Thương đến Chính phủ xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường. Hầu hết, những xe ô tô nhập khẩu từ nước ngoài đều mang nhiều tiềm ẩn về kỹ thuật, gây mất an toàn cho người sử dụng, cần phải được khắc phục, tuy nhiên những lỗi này không được chủ sỡ hữu xe sửa chữa, thay vào đó, họ tìm cách bán ra nước ngoài, đẩy rủi ro về phía người tiêu dùng nước nhập khẩu. Việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng ở những nước nhập khẩu xe cũ.
Ngoài những rủi ro về mất an toàn cho người tiêu dùng, nhập khẩu ô tô không có nguồn gốc rõ ràng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nhập khẩu. Nhiều ô tô, sau thời gian sử dụng của chủ sở hữu đã không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về khí thải, vô hình chung khi được đưa sang nước thứ 3 sẽ gây nên hậu quả nhất định về ô nhiễm môi trường. Đây là nguyên nhân mà những nước đang phát triển như Việt Nam được gọi là “bãi rác công nghiệp của thế giới”.
Nội dung đề xuất của Bộ Công thương: Bộ Công thương đã đưa ra 2 phương án cho lựa chọn: Thứ nhất, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cũ phải có giấy xác nhận của nhà sản xuất ở nước ngoài về việc chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu và thay mặt nhà sản xuất triệu hồi khi xảy ra lỗi. Thứ hai, các điều kiện và giấy triệu hồi khi có lỗi chỉ áp dụng với xe mới, còn xe cũ được loại trừ.
Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ chọn phương án 1 vì theo những phân tích về ảnh hưởng của việc nhập khẩu xe cũ không có giấy xác nhận từ nhà sản xuất có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và môi trường. Ô tô cũ nhập khẩu cũng cân phải có sự quản lý chặt chẽ như đối với xe ô tô mới để hạn chế những ảnh hưởng có thể xảy ra.
Giảm thuế nhập khẩu bộ linh kiện vào năm 2018
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cơ quan chức năng và các doanh nghiệp về phương án sửa đổi chính sách thuế nhập khẩu với linh kiện, phụ tùng ô tô, trước khi trình Chính phủ. Cụ thể, nhiều linh kiện ô tô nhập khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu trong thời gian 5 năm (từ đầu 2018 đến hết 2022). Muốn được hưởng ưu đãi này, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô phải đăng ký chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu 5 năm, giai đoạn 2018-2022.
Tuy nhiên, để được hưởng thuế nhập khẩu mức 0% hoặc 10%, tùy từng linh kiện, các DN phải cam kết 3 tiêu chí: đạt sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết; đạt tỷ lệ nội địa hóa cho mẫu xe cam kết theo lộ trình; mẫu xe cam kết ở đây là ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, có dung tích xi lanh từ 2.000 cc trở xuống, tiêu hao nhiên liệu dưới 7 lít/100km và xe tải có tải trọng từ 5 tấn trở xuống.
Các mẫu xe đều phải đạt tiêu chuẩn khí thải mức 4 giai đoạn 2018-2021 và mức 5 giai đoạn 2022. Cụ thể, với ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, DN phải có sản lượng chung năm 2018 đạt 34.000 xe, năm 2019 đạt 40.000 xe, năm 2020 đạt 46.000 xe, năm 2021 đạt 53.000 xe, năm 2022 đạt 61.000 xe, tổng 5 năm đạt 234.000 xe. Với sản lượng riêng và tỷ lệ nội địa hóa cho mẫu xe cam kết, năm 2018 đạt 20.000 và 20%, năm 2019 đạt 23.000 xe và 25%, năm 2020 đạt 27.000 xe và 30%, năm 2021 đạt 31.000 xe và 35%, năm 2022 đạt 36.000 xe và 40%. Tổng sản lượng là 137.000 xe.