Có nên mua Royal Enfield Classic 500? xe có ưu nhược điểm gì không? - MuasamXe.com
Banner VPS

Có nên mua Royal Enfield Classic 500? xe có ưu nhược điểm gì không?

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Có nên mua Royal Enfield Classic 500? xe có ưu nhược điểm gì không? Phối hợp cùng những bộ phận mạ bóng như niềng, hệ thống xả, vành và vỏ đèn trước… những chi tiết này khiến cho Royal Enfield Classic 500 trở nên sang trọng hơn. Đặc biệt, Royal Enfield còn lựa chọn những màu sắc nền nã như kem, xanh dương dậm, xanh bộ đội hay thậm chí là chrome, khiến vẻ đẹp cổ điển của Classic 500 càng trở nên nổi bật. Trên một số phiên bản màu sắc, những đường kẻ hay mảng sơn tương phản cũng được hoàn thiện sắc sảo, làm hài lòng những người khó tính.

Có nên mua Royal Enfield Classic 500?

Không chỉ nổi bật bởi thiết kế tổng thể cổ điển, từng chi tiết của Classic 500 cũng được chau chuốt với tính thẩm mỹ cao. Trong đó, điểm nhấn ấn tượng nhất là khối động cơ xi-lanh đơn góc thẳng đứng, không chỉ sở hữu hình dáng ấn tượng mà còn sở hữu bưởng máy đánh bóng đẹp mắt – thay vì chỉ sơn phủ như những chiếc xe hiện đại. Ngoài bưởng máy, một số chi tiết như nắp quy-lát, moay-ơ, vỏ dưới phuộc trước cũng được hoàn thiện theo cách tương tự.

Có nên mua Royal Enfield Classic 500? xe có ưu nhược điểm gì không?

Phối hợp cùng những bộ phận mạ bóng như niềng, hệ thống xả, vành và vỏ đèn trước… những chi tiết này khiến cho Royal Enfield Classic 500 trở nên sang trọng hơn. Đặc biệt, Royal Enfield còn lựa chọn những màu sắc nền nã như kem, xanh dương dậm, xanh bộ đội hay thậm chí là chrome, khiến vẻ đẹp cổ điển của Classic 500 càng trở nên nổi bật. Trên một số phiên bản màu sắc, những đường kẻ hay mảng sơn tương phản cũng được hoàn thiện sắc sảo, làm hài lòng những người khó tính.

Nếu để ý hơn một chút, có thể thấy rõ Classic 500 vẫn còn giữ lại nhiều nét đặc trưng của những chiếc xe cổ. Điều này được thể hiện rõ ở bảng đồng hồ tối giản, hay các hộc hai bên thân xe có khóa và dễ dàng tháo mở. Những hộc này chứa lọc gió và hệ thống cầu chì của Classic 500, giúp người dùng có thể dễ dàng khắc phục sự cố khi đi trên đường – dù độ tin cậy của chiếc xe đã lớn hơn rất nhiều so với các đời Bullet cổ. Royal Enfield cũng chuẩn bị một túi dụng cụ nhỏ trong hộc đồ trái.

Dù đã tin cậy hơn rất nhiều so với những mẫu xe cổ, tuy nhiên Royal Enfield vẫn thiết kế Classic 500 để có thể sửa chữa “nóng” trên đường.Trên Classic 500, có lẽ điểm trừ lớn nhất của chiếc xe là một số điểm với độ hoàn thiện chưa cao. Cụ thể hơn, nhiều mối hàn trên khung vẫn còn khá “lem nhem”, hay các cùm công tắc nhựa của xe hiện đại không chỉ có thiết kế “lạc tông” mà c ác điểm nối cũng không đều nhau. Tuy nhiên nhìn chung, những khuyết điểm nhỏ này không quá ảnh hưởng tới tổng thể đẹp mắt của Classic 500.

Các cùm công tắc với thiết kế hiện đại, với khoảng hở lớn giữa những điểm tiếp giáp và nhựa đúc còn ba ria. Khi mới ngồi lên Classic 500, bạn sẽ thấy chiếc xe có tư thế ngồi có cảm giác khá lạ. Dù có chiều cao tổng thể thấp, nhưng chiếc xe lại có yên cao tới 800mm. Trong khi đó, tay lái của chiếc xe cũng được đặt thấp và đem lại cảm giác quá gần với người. Chưa dừng lại ở đó, các má ốp tì đùi bằng cao su ở hai bên bình xăng được dán lùi về phía sau, khiến bạn lầm tưởng mình đang ngồi quá vươn về phía trước. Tuy nhiên bỏ qua những “điểm gợn” này và cầm lái Classic 500 trên một hành trình dài, bạn sẽ nhận ra tư thế ngồi của chiếc xe khá thoải mái.

Giống như truyền thống của Royal Enfield, Classic 500 vẫn trung thành với loại động cơ xi-lanh đơn làm mát bằng không khí, với cò đẩy đóng mở xú-páp (OHV) thay vì sử dụng trục cam (OHC) và 5 cấp số. Được cải tiến từ động cơ 350cc cũ của Bullet, cỗ máy này đã được bổ sung thêm một số công nghệ như bugi kép và hệ thống phun xăng điện tử để đem tới hiệu năng cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải ngày càng ngặt nghèo.

Royal Enfield Classic 500 có ưu nhược điểm gì không?

Với dung tích thực 499cc và độ dài đường kính trái piston nhỏ hơn so với tay biên (84mm x 90mm), động cơ của Classic 500 thiên về mô-men xoắn để đạt sức kéo lớn và êm ái hơn ở tốc độ cao – tương tự các dòng cruiser. Thông số được Royal Enfield công bố cũng đã cho thấy rõ điều này: chiếc xe chỉ đạt công suất 27,2 mã lực tại tua máy 5.250rpm, nhưng lại có mô-men xoắn lên tới 41,3Nm tại 4.000rpm.

Có nên mua Royal Enfield Classic 500? xe có ưu nhược điểm gì không? 3

Với động cơ có nguồn gốc từ hàng chục năm trước và giới hạn tua máy thấp, bạn sẽ phải thay đổi hoàn toàn phong cách lái xe với Classic 500. Cỗ máy này có độ rung lớn – tới nỗi bạn sẽ rất khó quan sát phía sau do gương hậu quá rung khi chạy ở tốc độ cao. Nếu như có thói quen kéo lên tua cao rồi chuyển số, người lái sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì độ gằn máy và rung của Classic 500 – đặc biệt ở các cấp số lớn.

Chiếc xe có thể vươn tới tốc độ từ 100 tới 120km/h, tuy nhiên do độ rung của động cơ lớn và công suất nhỏ nên chiếc xe tỏ ra khá vất vả để đạt được điều này. Ngồi trên Classic 500, chiếc xe sẽ ép bạn phải trở nên chậm rãi, từ tốn hơn. Để hạn chế độ rung của xe, bạn sẽ phải học cách chuyển số sớm hơn và cố gắng giữ nó hoạt động ở các cấp số cao. Điều này hơi khó để làm quen do chiếc xe không có đồng hồ báo tua.

Tuy nhiên khi đã học được cách làm chủ Classic 500, bạn sẽ cảm thấy mẫu mô tô cổ điển này hoạt động khá nhẹ nhàng ở số 4-5 và tốc độ từ 90km/h trở xuống. Do đã được nâng cấp hệ thống phun nhiên liệu điện tử và có vòng tua máy thấp, Classic 500 cũng có mức tiêu thụ nhiên liệu khá thấp so với một cỗ máy 500cc – chỉ khoảng 3,5 tới 4l xăng ở điều kiện đường hỗn hợp. Cuối cùng, Royal Enfield Classic 500 đem tới âm thanh rất đặc trưng – bạn có thể cảm nhận rõ từng nhịp đập của piston bên trong nòng xi-lanh, cũng như hơi xả ra qua cây pô hình chai kiểu dáng cổ điển.

nguồn tham khảo xedoisong.vn

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...