8 câu hỏi cực kỳ quan trọng khi mua xe ôtô cũ - MuasamXe.com
Banner VPS

8 câu hỏi cực kỳ quan trọng khi mua xe ôtô cũ

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Khi xem xét mua xe ô tô cũ đã qua sử dụng, hãy quan sát bên dưới động cơ để biết có dấu hiệu rò rỉ dầu nhớt. Vệt nhớt hoặc bùn đất sẽ đóng phía bên dưới nếu có dấu hiệu rò rỉ. Kiểm tra xung quanh động cơ để biết những chỗ rò rỉ khác. Rò rỉ dầu thường có màu nâu hoặc, nếu vệt dầu động cơ đã cũ thường có màu đen. Rò rỉ dung dịch làm mát thường có màu xanh lá cây, hồng hoặc vàng, trong khi rò rỉ nhớt hộp số và bộ phận dẫn động thường có màu nâu đỏ.

8 câu hỏi cực kỳ quan trọng khi mua xe ô tô cũ

8 câu hỏi cực kỳ quan trọng khi mua xe ô tô cũTỉ mỉ và tìm hiểu trước, bạn có thể tự tin chọn một chiếc xe cũ. Có thể không hài lòng hoàn toàn, nhưng tránh những rủi ro không đáng có.

Động cơ còn hoạt động tốt?

Động cơ là “trái tim” của xe, có thể hư hao các chi tiết, linh kiện, nhưng quan trọng động cơ được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ trong suốt quá trình hoạt động. Quan sát bằng mắt thường khi mở nắp ca-pô, bạn cần chú ý đến các hiện tượng sau trong khoang động cơ.

Rò rỉ

Một trong những điều dễ nhìn thấy là rò rỉ dung dịch trong khoang động cơ. Có rất nhiều loại chất lỏng khác nhau chạy bên trong, xung quanh và bên dưới động cơ. Một chiếc xe bảo dưỡng tốt sẽ không xuất hiện hiện tượng này.

Khi xem xét một chiếc xe đã qua sử dụng, hãy quan sát bên dưới động cơ để biết có dấu hiệu rò rỉ dầu nhớt. Vệt nhớt hoặc bùn đất sẽ đóng phía bên dưới nếu có dấu hiệu rò rỉ. Kiểm tra xung quanh động cơ để biết những chỗ rò rỉ khác. Rò rỉ dầu thường có màu nâu hoặc, nếu vệt dầu động cơ đã cũ thường có màu đen. Rò rỉ dung dịch làm mát thường có màu xanh lá cây, hồng hoặc vàng, trong khi rò rỉ nhớt hộp số và bộ phận dẫn động thường có màu nâu đỏ.

Nếu bạn thấy bất kỳ sự rò rỉ nào, yêu cầu người bán giảm giá như phần chi phí sửa chữa khắc phục, hoặc người bán sửa chữa trước khi giao xe. Nhưng dù bằng cách nào, với một động cơ xuất hiện sự rò rỉ trong khoang máy, bạn cần có một thợ sửa xe có tay nghề đánh giá để bạn biết chính xác vấn đề, và ước lượng chi phí để sửa chữa.

Dầu nhớt: Bạn không nên quên kiểm tra dầu máy khi chọn mua chiếc xe cũ, bao gồm mức nhớt trong động cơ, màu sắc và độ đồng nhất. Quan sát vị trí nắp nhớt, bụi bẩn hay đóng cặn cũng phản ánh chiếc xe bảo quản kém, thiếu bảo dưỡng thường xuyên.

Gioăng phớt cao su: Kiểm tra các gioăng, phớt cao su trong khoang máy, bao gồm các vị trị đệm động cơ với khung sườn xe, các khớp nối ống dẫn… cao su vẫn còn tốt, chưa bị lão hóa.

Màu của khói xe

Khởi động máy, bước xuống xe đi về phía sau và quan sát ống xả. Một chút khói khi khởi động động cơ thì không có vấn đề gì, nhưng hãy theo dõi ống xả vài phút, ống xả vẫn tiếp tục nhả khói thì đó là vấn đề bạn cần quan tâm.

Khói xanh đồng nghĩa với động cơ đang đốt dầu, trong một vài trường hợp, dầu máy có thể xuất hiện ở xi-lanh, đồng nghĩa với việc phớt dầu ở bên trong động cơ có vấn đề.

Khói trắng dễ làm bạn nhầm lẫn với hơi nước, một hiện thông thường khi xe khởi động và những buổi sáng trời lạnh. Khói trắng quá nhiều cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng về phớt trong xi-lanh, có thể dung dịch làm mát đã lọt vào buồng đốt và bị đốt cháy.

Khói đen thường do lượng nhiên liệu nạp vào buồng đốt động cơ quá nhiều. Nó dễ khắc phục hơn so với hai màu khói xanh và khói trắng. Và nếu bạn tiếp tục mua một chiếc xe đã có hiện tượng ra khói như một trong ba màu trên, bạn cần có ý kiến tư vấn của một chuyên gia, kỹ thuật viên trước khi đưa ra quyết định.

Hộp số và ly hợp thế nào?

Với hộp số và ly hợp, những gì bạn thấy sẽ ít hơn những gì bạn cảm nhận về chúng khi lái thử. Hiện nay, các loại hộp số sàn và số tự động đều phổ biến, và hộp số tự động của mỗi hãng xe đều có sự khác nhau. Tuy nhiên, với bất kỳ hộp số nào, bắt buộc phải sang số dễ dàng, các bánh răng ăn khớp với nhau một các trơn tru.

Trên một chiếc xe số sàn, điểm bắt ly hợp thông thường sẽ nằm khoảng giữa hành trình của chân côn, vì vậy nếu chiếc xe bạn chạy thử phải đạp sâu hơn hay nhả nhiều hơn, ly hợp mới bắt và xe lăn bánh, hãy yêu cầu người bán điều chỉnh vị trí cho phù hợp, hoặc không, đó là dấu hiệu của các lá côn bên trong ly hợp đã mòn, cần thay thế. Việc sang số trơn tru, đồng nghĩa với không khó để chuyển số và không có tiếng động phát ra từ hộp số. Đối với số tự động, chạy xe để kiểm tra các cấp số, thử tăng giảm số với chức năng chuyển số thủ công trên cần số hoặc vô lăng. Lưu ý, với các hộp số CVT, bạn sẽ khó nhận ra việc chuyển số hơn những hộp số tự động khác.

Thân xe có những dấu vết lạ?

Kiểm tra thân vỏ là kiểm tra trực qua dễ thực hiện nhất khi bạn đi mua một chiếc xe cũ. Về cơ bản, bạn sẽ quan sát nước sơn bên ngoài, sự khác biệt về màu sơn, nước sơn mới hay chi tiết bên ngoài thay thế, những dấu hiệu của chiếc xe bị va quệt hay tai nạn.  Những vết lõm, trầy ở thân xe có thể là những va quệt ở bãi đậu xe, nhưng những biến dạng ở cản, dấu hiệu cánh cửa sơn lại không còn nguyên tem nhãn của nhà sản xuất có thể cho thấy một chiếc xe bị tai nạn.

Nên kiểm tra phần thân vỏ càng nhiều càng tốt, bao gồm cả trên mui, gầm xe, và nếu có thể là cả phần khung sườn. Chiếc xe trải qua sửa chữa, tân trang không có nghĩa là một điều xấu, miễn là chiếc xe được làm đúng quy trình và đảm bảo chất lượng. Kiểm tra gỉ sét trên tất cả các bề mặt kim loại, đặc biệt vị trí bánh, nơi nó có thể tiếp xúc với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, phần viền dưới của cửa… các dấu hiệu gỉ sét cần phát hiện, đánh dấu để có hướng khắc phục nếu bạn lựa chọn chiếc xe đó.

Với ánh sáng ban ngày, kiểm tra nước sơn, độ trơn tru của thân vỏ xe, các gioăng cao su, chi tiết nhựa bên ngoài, hay rạn nứt nếu có trên kính xe. Hãy chú ý đến kích thước khe hở giữa các mối ráp của cản trước, cản sau, cửa, nắp ca-pô hay nắp khoang hành lý. Những chi tiết chưa bị tổn thất hay thay thế đúng cách sẽ cho kích thước khe hở khá đồng đều. Bên dưới nắp ca-pô, chú ý tới các chi tiết khung sườn đồng đều, không có dấu vết hàn cắt, hay dấu hiệu khung sườn bị co rúm vì va chạm.

Lốp và bánh xe ra sao?

Kiểm tra bên ngoài bánh xe bằng mắt thường, đánh giá chất lượng còn lại của lốp xe, nếu không, bạn sẽ phải bỏ tiền ra thay bộ lốp mới khi chiếc xe để quá lâu và cao su bắt đầu bị lão hóa, rạn nứt. Kiểm tra cả bánh xe dự phòng. Chú ý đến các vết trầy xước, hay rạn nứt của mâm (vành) xe nếu có và thương lượng thay thế nếu mâm xe bị trầy hay cong nứt. Lốp xe không có vết nứt, vết cắt và độ sâu của rãnh vỏ từ 1,6 mm trở lên. Trong trường hợp các lốp không đồng đều, độ mòn khác nhau, cần kiểm tra lại hệ thống lái và giảm xóc, đôi khi bắt nguồn từ chiếc xe bị tai nạn hệ thống lái và giảm xóc đã bị lỗi.

Nội thất xuống cấp bao nhiêu?

Tình trạng nội thất cũng phản ánh khá chính xác số km lăn bánh hay thời gian sử dụng của chiếc xe. Một chiếc xe chạy khoảng 30.000 km thông thường, sẽ còn nội thất gần như mới, và nếu có hao mòn, thường xuất hiện ở vô-lăng, bề mặt ghế.  Kiểm tra các vết rách hoặc đọng nước ở phần ghế ngồi, các tổn thất nếu có ở bảng điều khiển trung tâm hay trần xe. Một chủ xe thường xuyên hút thuốc có thể gây ra các vết cháy trên phần ghế ngồi.

Điều quan trọng hơn, kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị bên trong. Đó là hệ thống đèn, làm mát, âm thanh, các tính năng đóng mở cửa sổ điện, cửa sổ trời hay hệ thống khóa trung tâm. Kiểm tra các cơ chế gập ghế, di chuyển các hướng của hàng ghế trước, tựa lưng. Thảm để chân, thảm lót trong khoang hành lý luôn đảm bảo khô ráo.

Ngồi vào vị trí lái và mở khóa điện. Điều này cho phép bạn kiểm tra các đèn cảnh báo, số km lăn bánh như quảng cáo về chiếc xe. Quan sát độ mòn của các pê-đan (chân côn, ga, thắng), độ êm của ghế tài xế… cũng phản ánh độ chính xác của km lăn bánh trên đồng hồ. Kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn pha, sương mù bằng công tắc trên xe, hệ thống sấy kính, cần gạt nước, phun nước rửa kính… bằng các thao tác khi bạn ngồi ở vị trí tài xế.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...