Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL - MuasamXe.com
Banner VPS

Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL: Khi thực hiện Rođai cưỡng bức trên đường phố, do giới hạn chỉ tốt ở 30km đầu, hãy chọn đoạn đường trống trải, vắng vẻ để thực hiện. Bạn cũng cần phải cẩn thận ở những lần hạ tốc, để máy hạ tốc tự nhiên, không dùng phanh ở tốc lớn, và cẩn thận người đi đằng sau.

Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL

Thông thường, sách hướng dẫn của Nhà sản xuất mô tô sẽ hướng dẫn bạn rođai (từ chính xác trong tiếng Anh là “break-in”) nhẹ nhàng, hãm tua ở mức 4000 – 4500 rpm. Tuy nhiên gần đây xuất hiện một phương thức rođai mới, tạm dịch là “rođai cưỡng bức” (hay có bạn gọi là “rodai bạo lực”), với nguyên lý cơ bản là: chạy thật mạnh vào. Phương thức này có xu hướng được cộng đồng mô tô trên thế giới thử nghiệm và phản hồi tích cực. Sau đây xin giới thiệu bài dịch từ trang MotoTuneUSA:

Ứng dụng của rođai cưỡng bức?: Một trong những phần quan trọng nhất của quá trình độ máy móc chính là ở giai đoạn rođai (break-in). Dù động cơ đó được chế tạo và lắp ráp tốt đến đâu, sức mạnh cuối cùng của chiếc máy hoàn toàn phụ thuộc vào bạn (người sử dụng).

Dù minh họa dưới đây nói về động cơ xe mô tô, những nguyên lý của nó hầu như áp dụng tốt cho mọi động cơ 4 thì, bao gồm: mô tô thường, mô tô đua, xe trượt, máy bay… thậm chí là với máy cắt cỏ (không phân biệt nhãn hiệu, phương thức làm mát, hay số lượng xy-lanh). Kỹ thuật rođai dưới đây cũng áp dụng tốt cho cả động cơ bằng thép và bằng nikasil, cũng như với cả loại xy lanh ceramic tổng hợp của Yamaha.

Cách tốt nhất để rođai động cơ mới?

Chạy hết cỡ! Tại sao? Ngày nay, hầu như đối tượng chính của giai đoạn rođai chính là ở cái vòng đệm pít-tông (pistol ring seal, vòng đệm quanh pistol, hay một số nơi còn gọi là “xéc-măng” (segment), “bạc”, “đầu bạc”, “vòng bạc”). Ngược lại với quan niệm phổ biến, vòng đệm pistol thực sự không giữ áp lực đốt trong bằng sức căng lò xo. Sức căng của vòng đệm này chỉ giúp ngăn sự tràn dầu vào phía trong buồng đốt mà thôi. Vòng đệm pít-tông, hay còn gọi là xéc-măng (segment), đầu bạc, vòng bạc, bạc…

Nghĩ kỹ về nó, sức căng của vòng đệm này chỉ đạt khoảng 5-10 lbs áp vào vách trong của xy-xanh. Làm sao với lực nhỏ như vậy có thể khóa được hàng ngàn PSI (Pounds per square inch, áp lực bằng đơn vị pound áp lên 1 inch vuông) tạo ra bởi buồng đốt trong? Dĩ nhiên là không thể. Pit-tông và 3 vòng đệm: vòng 1 (trên cùng) nở ra nhờ khí nén luồn vào trong, vòng 3 có tác dụng ngăn dầu bôi trơn tràn ngược vào buồng đốt. Hình ảnh trích xuất từ video của Engineering Explained, lấy từ Youtube.

Vậy làm sao cái vòng đệm pistol ấy có thể cản được áp lực đốt trong lớn đến vậy? Bằng cách tận dụng chính bản thân áp lực khí. Khí sẽ tràn lên qua đầu kia của vòng đệm và nằm ở sau lưng vòng đệm tạo ra một lực cản chống lại và áp vòng đệm vào vách của xy-lanh. (Nói 1 cách đơn giản: cái vòng ấy nó nở ra và áp vào vách xy-lanh không phải nhờ lò xo, mà là nhờ nó cho khí tràn ra phía sau lưng nó, ép căng nó ra, khiến đường kính cái vòng nở ra và cái vòng áp vào vách xy-lanh)

Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL 1

Đường thẳng màu đen là vách xy-lanh; cấu trúc khối vuông là pít-tông; màu tím là mặt cắt ngang của các vòng đệm; đường xoăn màu đỏ là đường khí chuyển động.  Hình ảnh trích xuất từ video của Engineering Explained, lấy từ Youtube.

Vấn đề ở chỗ, vòng đệm khi còn mới thật ra không bao giờ hoàn hảo, mà nó cần bị mòn đều dần để tất cả các mặt quanh pistol đều tạo ra áp lực giống nhau. Nếu áp lực khí đủ lớn trong những quãng đường đầu tiên (bằng cách nào hả? hãy vặn ga lên), thì toàn bộ vòng đệm sẽ mòn đều vì cọ sát với thành xy-lanh. Vấn đề của kỹ thuật rođai chậm

Bên trong vách xy-lanh có những đường vân chéo giúp mài mòn dần các vòng đệm khi động cơ hoạt động. Những đường vân này cũng sẽ bị chính cái vòng đệm mài mòn dần đi cho đến khi biến mất hoàn toàn.

Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL 2Các đường vân chéo giúp mài mòn đều vòng đệm pít-tông.

Vì thế trong khoảng 20 dặm đầu tiên (khoảng 32km) nếu không có áp lực lớn để đẩy căng toàn bộ cái vòng áp vào vách xy-lanh (cạ vào những đường vân chéo trên vách xy-lanh), thì cái vòng sẽ mòn không đều, có mặt bị mòn nhiều, có mặt bị mòn ít.

Nếu cái vòng không mòn đều trong giai đoạn này, thì những đường vân chéo trên vách xy-lanh sẽ bị xài hết (bị mài phẳng hoàn toàn), và như vậy không còn cơ chế nào để giúp tiếp tục mài đều vòng đệm. Nếu vòng đệm không bị mài tròn đều, khi có áp lực khí nén căng mở đường kính vòng đệm ra, sẽ có chỗ che được khí, có chỗ không che được, khiến cho máy bị hụt hơi và yếu hơn, chưa kể vòng đệm thứ 3 với chức năng ngăn dầu nếu mòn không đều có nguy cơ làm tràn dầu bôi trơn vào buồng đốt.

Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL 3

So sánh 2 pít-tông của cùng 1 loại xe (Honda F3): bên trái được rođai theo sách hướng dẫn của NSX, bên phải rođai theo kỹ thuật cưỡng bức. Bạn có thể thấy pít-tông bên trái bị tình trạng tràn dầu ố vàng ở quanh miệng, giữa 3 vòng đệm. Pít-tông bên phải sạch sẽ hơn, chứng tỏ không bịt tràn dầu, hụt hơi.

Kỹ thuật rođai cưỡng bức

Chỉ thực hiện được trong 32km đầu tiên: Nếu sau 32km này thì không nên thực hiện nữa, vì sẽ gây hao mòn máy mà không đạt kết quả như mong đợi.

Hướng dẫn cách chạy Rô-đai cho mô tô PKL 4

A – Trên máy Dyno: Khởi động làm ấm động cơ (thông thường bạn nhận biết động cơ đủ ấm là khi ECU tự điều chỉnh hạ RPM sau 1-2′ chạy không tải). Lên số 4 (lưu ý các số kia không nhả côn vặn ga quay bánh xe)

Chạy 3 lần từ 40% – 60% tốc độ RPM tối đa mà xe bạn cho phép (chạy, nghĩa là nhả côn và bánh sau phải quay nha, chứ không phải bóp côn rú ga), với độ mở bướm ga (mức độ vặn tay ga) khoảng 1/2 hành trình vặn tay ga. Sau đó cho máy nghỉ (chạy không tải) khoảng 15 phút.

Chạy 3 lần từ 40% – 80% tốc độ RPM tối đa mà xe bạn cho phép, với độ mở bướm ga khoảng 3/4 hành trình vặn tay ga. Tiếp tục chạy không tải 15′.

Chạy 3 lần từ 30% – 100% tốc độ RPM tối đa mà xe bạn cho phép, với độ mở bướm ga 100% hành trình vặn tay ga (nói chung là vặn hết cỡ). Tiếp tục chạy không tải 15′.

Xong. Lưu ý khi rođai trên máy dyno, tuyệt đối không dùng phanh hãm của dyno, mà hãy để cho động cơ tự hạ tốc tự nhiên, nếu hãm cưỡng bức bằng phanh của dyno, động cơ có khả năng bị tràn dầu hoặc sức ép khí không đều.

B – Trên đường phố: Thực hiện các bước tương tự như trên máy Dyno, tuy nhiên do chạy trên đường phố, và giới hạn rôđai cưỡng bức chỉ 30km đầu, bạn không thể lên ngay số 4 và lết như trên máy dyno được. Điều quan trọng là khi lên từ số 2, số 3, hãy mở bướm ga mạnh mẽ vào, đến số 4 thì tuân theo mức hành trình tương đương như ở đoạn trên máy dyno. Không qua số 5 và 6 nhé. Thực hiện 3 lần mỗi lượt, mỗi lượt xong cho máy nghỉ 15′ không tải rồi thực hiện tiếp.

Khi thực hiện Rođai cưỡng bức trên đường phố, do giới hạn chỉ tốt ở 30km đầu, hãy chọn đoạn đường trống trải, vắng vẻ để thực hiện. Bạn cũng cần phải cẩn thận ở những lần hạ tốc, để máy hạ tốc tự nhiên, không dùng phanh ở tốc lớn, và cẩn thận người đi đằng sau.

Lưu ý về nhớt xe mô tô

Với kỹ thuật rođai cưỡng bức này, có lưu ý về nhớt cho xe mô tô: Không dùng nhớt tổng hợp hoàn toàn Chỉ dùng Valvoline, Halvoline, hoặc các loại nhớt Petroleum 10w40… trong tổng thời gian vận hành xe lần đầu khoảng 48h (48h là tính tổng thời gian nổ máy thôi nhé), hoặc 1500 dặm (2414 km) đầu tiên. Sau giai đoạn này có thể sử dụng nhớt tùy ý thích của bạn, miễn phù hợp cho xe theo sách. Thay nhớt và lọc nhớt ngay sau 32km rođai cưỡng bức. Sở dĩ có lưu ý này, vì quá trình rođai cưỡng bức để lại nhiều thành phần muội kim loại do sự bào mòn gây ra. Bạn cần phải thay nhớt và lọc nhớt lúc này để đảm bảo sạch động cơ.

Trên đây là bài dịch từ trang MotoTuneUSA. Mình không chịu trách nhiệm với các thiệt hại nếu các bạn thực hiện không đúng kỹ thuật, đặc biệt là không làm ấm máy trước khi vận hành, hay gây tai nạn trên đường do thiếu quan sát.

nguồn autozone.vn link gốc http://autozone.vn/cach-ro-dai-break-in-cuong-buc-cho-xe-mo-to-pkl/

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...