Một số lỗi lái mới thường hay gặp nhất trong quá trình lái xe: Không nhìn gương chiếu hậu: Đây là điều các tay lái mới cần tập luyện, nhất là khi chuyển làn, khi quay đầu. Nhiều tay mới còn không xi nhan khi chuyển làn hoặc tín hiệu pha/ cốt/còi làm cho người điều khiển các phương tiện khác không đoán được hướng di chuyển. Cũng vì cảm giác khoảng cách còn yếu, cảm giác nhìn ảnh thật qua gương chưa thành thạo nên khi ghép xe vào nơi đỗ, lùi xe ở những nơi chưa quen địa hình hoặc địa hình phức tạp thường rất lung túngmất nhiều thời gian mới có thể làm được.
Một số lỗi lái mới thường hay gặp nhất trong quá trình lái xe
Hầu hết những tay mới đều không thành thạo kỹ năng lái xe nên chưa nắm được các chức năng, tiện ích trong xe. Hơn nữa, nếu không hiểu rõ về quy trình lái xe, lái mới dễ rất dễ mắc phải những lỗi khiến xe nhanh bị hỏng hóc.
1/ Nhầm chân ga với chân phanh: Vì chưa có cảm giác tốt về khoảng cách, về tốc độ nên không dứt khoát trong khi vượt hoặc lưỡng lự trong việc xử lý các tình huống khó, điều này vừa gây nguy hiểm và trở ngại cho những người cùng lưu thông.
2/ Vào số: Lúng túng với bước khởi động xe, nhiều lái mới chưa thuộc số nên khi chuyển số thường phải nhìn xuống cần số khi thao tác, chưa có thói quen phải cắt côn (kịch sàn), dễ hóc số, hỏng hộp số…Nếu côn, ga, số chưa hợp lý ở một số tình huống dẫn tới thừa ga, vòng tua tăng cao, tiếng máy gào to hoặc lại thiếu ga… điều này gây ra hiện tượng chết máy.
3/ Không nhìn gương chiếu hậu: Đây là điều các tay lái mới cần tập luyện, nhất là khi chuyển làn, khi quay đầu. Nhiều tay mới còn không xi nhan khi chuyển làn hoặc tín hiệu pha/ cốt/còi làm cho người điều khiển các phương tiện khác không đoán được hướng di chuyển. Cũng vì cảm giác khoảng cách còn yếu, cảm giác nhìn ảnh thật qua gương chưa thành thạo nên khi ghép xe vào nơi đỗ, lùi xe ở những nơi chưa quen địa hình hoặc địa hình phức tạp thường rất lung túng mất nhiều thời gian mới có thể làm được.
4/ Rà phanh và côn: Khi đi bình thường hay rà phanh hoặc rà côn, hoặc cả hai. Nhưng khi cần phanh lại hay thừa lực , vi như hành động đạp mạnh quá làm cho xe chúi đầu, giật mạnh,…làm cho phương tiện đi sau rơi vào tình huống bất ngờ.
5/ Lúng túng khi cầm vô lăng: Hầu hết người mới lái đều phải lái xe bằng cả hai tay, việc quá tập trung và cứng ngắc trong việc cầm vô lăng bằng hai tay khiến lái mới quên điều khiển cần số những khi bắt buộc phải chuyển số. Những lúc như vậy rất dễ lúng túng và nhầm số, mắt lại nhìn xuống và dễ phân tâm xảy ra tình trạng côn ra, ga vào không hợp lý. Việc thao tác nhanh nhẹn và linh hoạt bằng cả hai tay sẽ giúp lái mới lái xe dễ dàng trong các thao tác hơn. Khi lái xe lên dốc, nhất là dốc cong cua, mật độ phương tiện lớn, ùn ứ hoặc tắc, phải nhích từng cm một thì quả là nỗi ám ảnh với lái mới. Nếu côn ra, ga vào, số má không hợp lý rất dễ trôi xe, vù ga húc xe trước nếu tệ hơn con xảy ra tình trạng luống cuống, nhầm lẫn, sai lầm… Để khắc phụ điều này, lái mới nên luyện tập hãy sử dụng chân phanh, chân côn nhịp nhàng, cũng như kết hợp với việc vào số phù hợp.
6/ Khó phân biệt: Về cảm nhận tình huống, tốc độ… người mới lái xe AT và MT gần như là giống nhau. Với xe AT một số thao tác đã đơn giản hoá đi rất nhiều, ít phụ thuộc vào côn số. Bên cạnh đó, người mới lái MT cần rất nhiều thời gian mới có thể biến thao tác thành phản xạ tự nhiên được.
7/ Thiếu bình tĩnh: Nếu xảy ra va chạm, lái mới dễ lâm vào tình trạng hoảng loạn, mất cân bằng và điều này có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Để khắc phục điều này không phải dễ dàng, nhiều tay lái kinh nghiệm khuyên lái mới nên tập và chuẩn bị trước những tình huống bất ngờ. Lưu ý khi va chạm xảy ra, tuyệt đối không lái tiếp, hãy dừng hẳn xe lại và bình tĩnh nhất có thể để đối diện với vấn đề.
Tags: kinh nghiệm lái xe, kỹ năng lái xe, kỹ năng lùi xe, lùi xe, đỗ xe, lái mới
Nguồn tham khảo cafeauto.vn