Bấm để xem nhanh
Muốn đi xe ô tô hạng sang, nên mua xe Đức hay xe Nhật? Ưu điểm của các hãng xe Nhật vẫn tập trung vào chất lượng, độ bền của xe và khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Mặt khác, cùng với thương hiệu của hãng xe Toyota, Lexus còn được yêu thích. Ô tô hạng sang của các hãng xe Đức đều mang kiểu dáng sang trọng, lịch lãm và mạnh mẽ. Ưu điểm mà gần như trở thành thế mạnh đặc trưng của Mercedes nằm ở thiết kế nội thất đầy tiện nghi và sang trọng, chính vì vậy những dòng xe của Mercedes đều cung cấp những tính năng đầy tiện lợi cho hành khách
Muốn đi xe ô tô hạng sang, nên mua xe Đức hay xe Nhật?
Từ lâu, nói đến ô tô hạng sang ở Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến Mercedes khi doanh số hãng xe này chiếm đến 60% cả phân khúc. Nên mua xe Đức hay xe Nhật vẫn là câu hỏi khó trả lời, gây nhiều tranh cãi. Hãy cùng Chợ Tốt tìm hiểu về những đại diện tiêu biểu đến từ nước Đức và nước Nhật để tìm đáp án cho câu hỏi trên nhé.
Ô tô hạng sang từ nước Đức
Theo Bloomberg, trong năm 2016, Mercedes dẫn đầu phân khúc xe hạng sang toàn cầu với doanh số 2,08 triệu xe tiêu thụ, nhỉnh hơn người đồng hương BMW 80.000 xe. Vị trí thứ ba thuộc về Audi với 1,87 triệu xe bán ra. Mặc dù có những hướng đi kế hoạch phát triển khác nhau nhưng cả BMW lẫn Mercedes hay Audi đều hướng tới mục đích mang đến những mẫu xe hiện đại, tiện nghi và tân tiến nhất thế giới. Bên cạnh đó, những mẫu ô tô hạng sang của các hãng này đều mang kiểu dáng sang trọng, lịch lãm nhưng không kém phần mạnh mẽ.
Ô tô hạng sang của các hãng xe Đức đều mang kiểu dáng sang trọng, lịch lãm và mạnh mẽ. Ưu điểm mà gần như trở thành thế mạnh đặc trưng của Mercedes nằm ở thiết kế nội thất đầy tiện nghi và sang trọng, chính vì vậy những dòng xe của Mercedes đều cung cấp những tính năng đầy tiện lợi cho hành khách và đặc biệt được nhiều doanh nhân tin dùng. Chi tiết hơn, mời bạn tham khảo bài viết Vì sao các dòng xe Mercedes được nhiều doanh nhân Việt lựa chọn?
BMW hướng đến sức mạnh, cho nên có thể thấy các dòng xe của BMW thường vận hành rất bền bỉ và ổn định, nhưng cũng không mất đi sự mạnh mẽ. Trong khi đó, Audi có xu hướng thiên về nét trẻ trung, thể thao trong thiết kế ngoại hình lẫn nội thất.
Ô tô hạng sang từ nước Nhật
Điểm qua các mẫu ô tô hạng sang của xe Nhật, có thể thấy các hãng xe có định hướng khá giống nhau. Từ Honda với Acura vào năm 1986, Toyota với Lexus và Nissan với Infiniti vào năm 1989, đó là tạo ra một dòng xe sang trọng riêng biệt và tách biệt hẳn với các dòng xe bình dân của công ty mẹ, đặc biệt tận dụng lợi thế và công nghệ của công ty mẹ để tạo ra các dòng xe sang trọng hơn, đánh vào một phân khúc tiềm năng và tạo ra nhiều doanh thu lợi nhuận hơn.
Theo Nikkei Asia, doanh số Lexus 2016 tăng 4% so với 2015, đạt 677.000 xe bán ra trên thị trường toàn cầu. Trong khi tại Việt Nam, hãng xe ô tô hạng sang này đạt doanh số 1.665 chiếc, cạnh tranh trực tiếp với Mercedes trong phân khúc xe doanh nhân. Ở phân khúc ô tô hạng sang, xe Nhật chú trọng vào chất lượng, sự bền bỉ và khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Nissin được xem là hãng xe khá non trẻ bởi chỉ mới có mặt tại Việt Nam vào năm 2009, và Infiniti chỉ mới ra mắt thị trường vào năm 2014. Trong khi đó, dù các đại lý xe Honda đã có mặt từ rất lâu nhưng Acura vẫn chưa có đại lý chính thức mà chỉ về Việt Nam qua con đường nhập khẩu tư nhân. Những điều này đã hạn chế phần nào khả năng tiếp cận với đông đảo khách hàng của hai hãng xe trên.
Ưu điểm của các hãng xe Nhật vẫn tập trung vào chất lượng, độ bền của xe và khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Mặt khác, cùng với thương hiệu của hãng xe Toyota, Lexus còn được yêu thích bởi khả năng giữ giá khi bán lại, phụ tùng bền, phù hợp với khí hậu nóng ẩm và ít hỏng vặt, đặc biệt là hệ thống điện.
Nên mua xe Đức hay xe Nhật?
So với những đại diện từ nước Nhật với thiết kế đơn giản và độ phủ thương hiệu còn thấp, thì rõ ràng ô tô hạng sang của Đức đang chiếm ưu thế vượt trội tại thị trường Việt Nam. Doanh số áp đảo của xe Mercedes là minh chứng rõ nhất. Nhắc đến xe Đức, người ta nghĩ ngay đến sự sang trọng, tiện nghi và hiệu suất vận hành cao. Tuy nhiên, tính thanh khoản thấp chính là điều khiến đa số khách hàng phải băn khoăn khi lựa chọn. Nhắc đến xe Nhật, người ta nghĩ ngay đến sự đơn giản, bền bỉ, ổn định và kinh tế.
Tuy nhiên, theo Kelly Blue Book, tư duy của những người có khả năng mua ô tô hạng sang cũng khác với những người sử dụng xe bình dân. Khách hàng tìm tới những chiếc xe sang là muốn được trải nghiệm và thể hiện đẳng cấp, dù phải bỏ ra hàng tỷ đồng, hơn là chọn một chiếc xe thương hiệu còn non trẻ, ngoại hình đơn giản, bình thường và lo suy đi tính lại khả năng thanh khoản sau khi sử dụng.
Các dòng xe ô tô hạng sang tại Việt Nam
Việt Nam đang là điểm đến đầy tiềm năng của các đại gia xe sang thế giới. Với mức tăng trưởng bình quân từ 40-100%/năm. Những con số thống kê toàn thị trường năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 vẽ ra một bức tranh khá sáng cho các đại gia ô tô hạng sang với mức tăng trưởng dương tới hai con số.
Thị trường xe sang cũng bắt đầu có sự phân hóa về đẳng cấp rõ hơn khi lần lượt các thương hiệu như Rolls-Royce, Bentley, Lamborghini rồi Jaguar, Infiniti chính thức tham gia thị trường Việt Nam. Ranh giới về giá và phân khúc cũng được nới rộng, để gia tăng doanh số. Ba đại gia xe Đức gồm BMW, Mercedes-Benz, và Audi lần lượt đưa về nước những mẫu xe có giá “mềm” hơn để lấn sân sang thị phần của các thương hiệu cấp thấp hơn.
Chính vì thế, những dòng xe phổ thông như Toyota Camry, Honda Accord hay Mazda6 giờ không chỉ phải “đấu” với nhau mà còn bị “đe dọa” thị phần từ những dòng xe cao cấp hơn như BMW 3 Series, Mercedes-Benz C-Class hay Audi A3,… Trên phía “thượng tầng”, cuộc chiến về đẳng cấp giữa Rolls-Royce và Bentley cũng diễn ra quyết liệt.
Sự xuất hiện của nhiều cái tên mới giúp giới nhà giàu Việt có thêm lựa chọn nhưng cũng khiến các hãng xe đau đầu hơn trong cuộc chiến thu hút người tiêu dùng. Ngoài các yếu tố giá, hàng loạt các vấn đề chăm sóc khách hàng, tạo sự khác biệt về đẳng cấp đều được huy động để tăng sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc “nới cửa” cho xe nhập không chính hãng cũng khiến cuộc đua xe tiền tỷ ngày càng trở nên khốc liệt.
Trên thực tế, lãi trên mỗi chiếc xe hạng sang là rất lớn, có thể lên tới 20-25% giá trị xe, tương ứng vài trăm triệu tới hàng tỉ đồng, nên miếng bánh đến từ phân khúc này vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu từ nhà xưởng, trang thiết bị tới những cam kết với tập đoàn mẹ của hầu hết các thương hiệu xe sang đều rất “khủng”. Bên cạnh đó, do nhắm tới một nhóm khách hàng nhỏ và khá chuyên biệt nên thị trường này rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế cũng như chính sách.
nguồn tham khảo chotot.com