Hướng dẫn cách vào cua xe mô tô pkl cơ bản & an toàn - MuasamXe.com
Banner VPS

Hướng dẫn cách vào cua xe mô tô pkl cơ bản & an toàn

+ Liên hệ [email protected] để đặt SĐT tại đây!

Bấm để xem nhanh

Hướng dẫn cách vào cua xe mô tô pkl cơ bản & an toàn: Trong vô vàn những câu chuyện và kinh nghiệm được chia sẻ xung quanh những chiếc xe, có những cái chúng ta cần phải học, trải nghiệm để đưa ra cho mình những nhận định đúng đắn nhất, từ đó rút ra các kỹ năng cần thiết tối thiểu để có thể đảm bảo an toàn trong cuộc chơi tốc độ. Một trong số những kỹ năng quan trọng nhất cần phải học đó là kỹ thuật vào cua, hay còn gọi là “đi cua” mà tất cả những người chơi xe phân khối lớn buộc phải nắm rõ.

Hướng dẫn cách vào cua xe mô tô pkl cơ bản & an toàn

Làm chủ được các kỹ thuật cơ bản, người điều khiển sẽ có thể kiểm soát tối ưu chiếc mô tô, từ đó đạt tốc độ và cảm giác cực kỳ phấn khích khi ôm cua. Với công suất lớn và trọng lượng nặng, mô tô là những những cỗ máy không dành cho người có cái đầu nóng và đòi hỏi tay nài phải làm chủ được chiếc xe. Tuy nhiên, khi người lái đã có khoảng thời gian làm quen, tập luyện và rút kinh nghiệm trên những cỗ máy 2 bánh, họ có thể điều khiển chúng một cách thành thục như một phần cơ thể, và thậm chí là trông như chống lại cả những định luật vật lý. Không dễ dàng để có được kỹ năng điều khiển mô tô thành thạo nhưng một khi đã làm chủ được nó, biker sẽ có được cảm giác cực kỳ phấn khích mà ít có thú chơi nào đem lại được.

Trong vô vàn những câu chuyện và kinh nghiệm được chia sẻ xung quanh những chiếc xe, có những cái chúng ta cần phải học, trải nghiệm để đưa ra cho mình những nhận định đúng đắn nhất, từ đó rút ra các kỹ năng cần thiết tối thiểu để có thể đảm bảo an toàn trong cuộc chơi tốc độ. Một trong số những kỹ năng lái xe quan trọng nhất cần phải học đó là kỹ thuật vào cua, hay còn gọi là “đi cua” mà tất cả những người chơi xe phân khối lớn buộc phải nắm rõ.

Bài viết dưới đây dựa vào những kiến thức thực tiễn trên đường chạy của một số người chơi lâu năm, có kinh nghiệm, nó mang tính chất tham khảo, nhưng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được nguyên tắc đi cua, một trong những điều cần thiết khi vận hành một chiếc PKL trên đường đua hay ngay cả ở điều kiện đường phố. Các ý kiến này tham khảo từ nhóm Underground Saigon, một trong những nhóm hội tụ các tay chơi dày dạn kinh nghiệm, có số giờ chạy rất lớn trên xe ở đường xá Việt Nam và các khu vực của Mỹ.

Theo chia sẻ từ Underground Saigon, góc cua được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn giảm tốc vào cua – giai đoạn ổn định tốc độ qua cua – giai đoạn tăng tốc khi ra cua. Và để thực hiện 3 giai đoạn đó, chúng ta cần lưu ý những yếu tố chính bao gồm: lựa chọn Apex cho mình, lựa chọn tốc độ khi vào cua (đúng số, đúng vòng tua), chọn thời điểm vào cua, cầm ga ổn định trong cua, chọn thời điểm ra cua để tăng tốc. Sau đây thì chúng ta cùng đi vào phần phân tích sau để hiểu rõ các yếu tố.

1. Apex và Line:

Apex là khu vực góc phía trong khúc cua, và được coi là điểm mốc để người lái có thể lựa chọn đường chạy cho mình. Một khi đã xác định được Apex, biker sẽ có thể lựa chọn 1 trong 3 đường chạy (Line) thông dụng là sớm, trung bình và trễ để vượt qua góc cua. Cách xác định Apex và Line chạy đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu chọn Line sớm, người lái có thể tiến sát với Apex hơn. Trong các cuộc đua, đường chạy này có ưu điểm là khép góc cua sớm khiến cho đối thủ không thể vượt được trong cua. Tuy nhiên trong cua rất gắt và tốc độ bị thấp, khi ra cua sẽ chậm hơn đối thủ.
Kỹ thuật vào cua căn bản của những người chơi PKL ảnh 4
Hình minh họa vị trí của Apex trong một góc cua phải 90 độ.

Line trung bình thì rất nhẹ nhàng với thắng và lốp, nhưng ngược lại, cái gì trung bình và dễ thì đều bị đối thủ hạ gục. Trong khi đó, lựa chọn Line trễ, người lái sẽ giữ tốc độ cao cho tới sát góc cua mới phanh gấp nên rất dễ hao mòn lốp và thắng. Line chạy này cũng “hở sườn” – hay có khoảng cách giữa xe và Apex rất rộng để đối thủ có thể dễ dàng vượt trong cua, nhưng bù lại cho điểm ra sớm hơn nên có thể tăng tốc nhanh hơn so với các tay nài khác trên đường.

Vì vậy, với các nài chuyên nghiệp, họ sẽ tuỳ vào góc cua mà họ chọn Line chạy cho mình. Với những chặng đua dài, họ cần dưỡng lốp nên những vòng đầu ít ai vào Line trễ và ngược lại. Tuy nhiên, ở những “final lap” thì phần lớn các nài sẽ lấy Line sớm để khoá góc, không cho đối thủ vượt, nhưng hạn chế của việc này là nếu xe không đủ mạnh, hoặc ngay sau cua là đoạn đường thẳng dài thì chắc chắn sẽ không thể đối chọi lại với các mẫu xe có khả năng bứt tốc mạnh mẽ – điển hình như các dòng xe Ducati. Phân tích ra như vậy, để chúng ta nắm rõ mỗi Line đều có lợi và hại khác nhau, mà người xuất sắc sẽ là người xác định sớm và chính xác nhất Apex để chọn đường Line hoàn hảo với thời điểm đó.

2. Lựa chọn tốc độ khi vào cua (đúng số và tua máy):

Có rất nhiều loại góc cua, từ cua lơi (lài) cho đến gắt, vì vậy chúng ta sẽ quy ước về các bước số trên xe để dễ hình dung từng loại cua, tương ứng của số 1, số 2, hoặc số 3… Ví dụ, cua cực gắt thì phải chạy chậm, phải chạy ở số 1, cua lơi tốc độ cao thì có thể chạy ở số 3. Như vậy, có thể thấy sau khi chọn Apex cho mình tuỳ thuộc vào loại góc cua, chúng ta phải nắm được bước số để kiểm soát xe và tốc độ, nhằm đạt được tỉ lệ chiến thắng cao nhất có thể. Đó là lý do vì sao việc xác định sớm Apex rất quan trọng.

3. Chọn thời điểm vào cua:

Nguyên tắc này gần giống với chọn Apex, vì thực tế nó cần kinh nghiệm rất nhiều. Trong tích tắc, trong đầu chúng ta buộc phải chọn Apex, tuy nhiên cách tốt nhất để cân bằng việc lựa chọn nhanh này là cứ vào cua một cách thoải mái của đối với mình. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bỏ qua quá trình tập làm quen với việc chọn Apex, bởi vì thời điểm đúng là đã thắng 50%, trong khi 50% còn lại là do giữ đúng quỹ đạo bo theo Apex để có thể bứt tốc dễ dàng khi ra cua.

4. Giữ ổn định trong cua:

Giữ ổn định trong cua cần một cái đầu lạnh, sự bình tĩnh và quyết đoán ở tốc độ trong cua. Chúng ta phải đạt được tốc độ tối đa trong cua cho phép thì mới có thể chiến thắng đối thủ. Mọi hành động như chuyển số, thắng liên tục, hay xuống ga trong cua cần phải hạn chế ở mức tối thiểu. Nếu trong trường hợp bất khả kháng phải dùng tới các thao tác trên, người lái cần phả cân nhắc rất kỹ và có khả năng đánh giá điều kiện và đưa ra quyết định sớm. Nếu không giữ ổn định trong khúc cua, xe có thể mất cân bằng dẫn tới việc bị vượt, mất thời gian cho góc cua, hoặc thậm chí là xảy ra các tai nạn như va chạm phía sau, trượt ngã (lowside), bị hất ra khỏi xe (highside).

5. Điểm ra cua:

Đây là một trong những yếu tố tối quan trọng cấu thành khả năng chiến thắng. Nếu ra cua trễ thì khả năng thua đối thủ phía sau lưng và còn bị người phía trước tạo ra khoảng trống lớn. Còn nếu ra sớm hơn thời điểm này thì xe dễ dẫn tới mất cân bằng, sẽ xảy ra va chạm.

Một điểm lưu ý cho cả quá trình trên đó là lý thuyết chung, áp dụng cho các tay đua chuyên nghiệp. Họ có cả một đội ngồi tính toán từng góc cua và đã trải qua diễn tập hàng trăm lần trước khi bước vào cuộc đua. Như vậy đồng nghĩa với việc ngoài đường phố không phải là nơi áp dụng quá trình trên vì các yếu tố như mặt đường, đường 2 chiều, cua không quen thuộc và thậm chí rất nhiều tình huống xấu bất ngờ. Sau đây là những nguyên lý căn bản cho việc “dợt” cua trên phố:

  • – Không áp dụng các kỹ thuật chạy cua nêu trên nếu bạn không biết điều kiện ở bên kia góc cua như thế nào. Những chướng ngại vật có thể xuất hiện một cách bất ngờ như xe lấn làn, vết dầu loang, vũng nước, mặt đường vương sỏi cát hay người hoặc thú vật băng qua đường… sẽ dễ dàng “đánh gục” những biker thiếu kinh nghiệm xử lý, hoặc dày dặn kinh nghiệm nhưng phán đoán tình huống sai.
  • – Đường phố là nơi công cộng, không dành cho riêng những chiếc mô tô. Chính vì vậy khi chạy hãy cố gắng giữ đúng làn xe, bởi vì “ôm cua mù” mà lấn làn thì tai nạn xảy ra tới 90%. Hãy cố gắng xem những đoạn cua đó là cua lài, cua lơi.
  • – Qua trọng nhất, ở thời điểm bắt đầu đoạn cua, hãy giữ tốc độ phù hợp nhất, đừng cố “máu” mà đẩy lên tốc độ cao nhất, mắt nhìn thẳng và xa nhất có thể. Tầm nhìn yếu tố định hướng cho góc chạy của xe – khi hướng mắt về một điểm, phần còn lại của cơ thể sẽ phản xạ theo để người và xe có thể tới được điểm đó.

Lý thuyết thì nhiều, kinh nghiệm thì có thể học hỏi và tổng hợp, tuy nhiên việc luyện tập phải được thực hiện trong đường đua hoặc các khu vực vắng người/có kiểm soát để đảm bảo an toàn tối đa. Còn trên đường phố, chúng ta có thể “ôm cua” – nhưng hãy xét tới điều kiện xung quanh, đồng thời không bao giờ đẩy chiếc xe và bản thân tới giới hạn vì xét cho cùng, ”Nài giỏi là nài sống lâu nhất, không phải là nài chạy nhanh nhất”.

nguồn tham khảo http://xedoisong.vn/tu-van/ky-thuat-vao-cua-can-ban-cua-nhung-nguoi-choi-pkl-23987.html

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Loading...